Ngành Điện tử - Viễn thông cần định hình lại trước các thách thức của thời đại số
Trước những bước phát triển vượt bậc của kỷ nguyên số đã đặt ra các vấn đề mà các trường đào tạo kỹ sư Điện tử - Viễn thông cần phải tìm kiếm những giải pháp để phù hợp với những xu hướng công nghệ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo được các yêu cầu của thời đại.
- Thế hệ sinh ra trong thời đại số sẽ là mục tiêu của ngành du lịch
- Dell EMC SD-WAN - Bước tiến của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
- Internet cần quản lý thế nào để trẻ em trở thành "công dân số" trong tương lai không xa
Sáng 26/3, Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam đã phối hợp với các trường tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề Đào tạo nguồn nhân lực điện tử viễn thông trong kỷ nguyên số với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành nhằm tìm kiếm định hướng cho tương lai của ngành trong thời đại CMCN 4.0.
Toàn cảnh hội thảo Đào tạo nguồn nhân lực điện tử viễn thông trong kỷ nguyên số.
Trong những năm gần đây, ngành điện tử - viễn thông đang đứng trước những cơ hội rất đặc biệt đó là tích cực chuyển đổi số, tận dụng những lợi thế của CMCN 4.0 để thúc đẩy, tạo bứt phá, tăng trưởng, đổi mới sáng tạo hướng tới khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng.
Công nghiệp CNTT-Điện tử-Viễn thông những năm gần đây đã được khẳng định là ngành kỉnh tế quan trọng cùa đất nước, mức tăng trưởng khoảng 10%/năm.
Theo Sách trắng về CNTT và TT VN năm 2020, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cộng nghiệp CNTT-Điện tử-Viễn thông là trên 42 000, tổng doanh thu đem lại lả trên 112 tỉ USD, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động.
“Để có được con số ấn tượng này thì công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo bậc đại học đóng vai trò quan trọng và được xem như là một trong những nhân tổ quyết định cho sự thành công” ông Trần Đức Lai nhấn mạnh.
Chủ tịch REV Trần Đức Lai phát biểu đề dẫn tại Hội thảo.
Theo báo cáo của Bộ TT&TT tại sách trắng 2020, trên toàn quốc có 240 trường Đại học, tổng số trường đại học có đào tạo CNTT, Điện tử, Viễn thông là 158 trường chiếm tỷ lệ trên 65%; tổng số chi tiêu tuyển sinh đại hộc đào tạo về CNTT, Điện tử, Viễn thông là trên 68.000 với tỷ lệ thực tuyển là 82%.
Nhu cầu của người học của ngành là rất lớn, Chủ tịch REV Trần Đức Lai nhận định, trong khoản 10 năm gần đây người học đang có những cách nhìn sai về ngành điện tử - viễn thông nên xu thế đăng ký vào ngành học này đang có những xa sút lớn.
Được biết, trong vài năm gần đây nền kinh tế số được vận hành dựa trên công nghệ số đang nổi lên, nhiều công nghệ mới, xu hướng công nghệ lớn xuất hiện như: Xe tư hành; In 3D; Robot tiên tiến; Vật liệu mới; Trí tuệ thông minh (AI) đã đặt ra những thách trong xây dựng cũng như phân ngành đào tạo sao cho hợp lý phù hợp với yêu cầu thực tế.
Các chuyên gia trao đổi tìm kiếm giải pháp để ngành Điện tử - Vễn thông phát triển phù hợp với xu thế công nghệ.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng thời gian tới ngành điện tử viễn thông cần tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao nguồn nhân lực như: tập trung vào lĩnh vực học máy và trí tuệ nhân tạo, đẩy mạnh thực tế ảo và thực tế tăng cường, ứng dụng công nghệ blockchain….
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận