Bắc Kinh đang 'tính kế' chiếm quyền kiểm soát Didi Global để bảo vệ dữ liệu người Trung Quốc
Với lý do bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được quản lý bởi Didi Global, chính quyền Bắc Kinh được cho là đang xem xét kế hoạc kiểm soát công ty cung cấp dịch vụ gọi xe công nghệ lớn nhât Trung Quốc này dù công ty này vẫn đang niêm yết tại sàn chứng khoán Mỹ.
- Trung Quốc yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng đặt xe của Didi Global Inc
- Didi khẳng định 'vô can' sau lệnh cấm của giới chức Trung Quốc
- Meituan 'nối gót' Didi Chungxing vào 'tầm ngắm' của giới chức Trung Quốc
Bloomberg News viện dẫn các nguồn tin riêng của hãng cho hay, thành phố Bắc Kinh đang xem xét kế hoạch đưa Didi Global - công ty dịch vụ gọi xe hàng đầu của Trung Quốc hiện đang niêm yết tai sàn chứng khoán Mỹ về dưới sự kiểm soát của nhà nước thông qua các hoạt động được sự hậu thuẫn bởi nước này.
Didi đang được giới chức Trung Quốc cho rằng đang kiểm soát một khối lượng lớn dữ liệu của người dùng trong nước.
Với những đề xuất sơ bộ, một số công ty có trụ sở tại Bắc Kinh trong đó có Shouqi Group, thuộc công ty lữ hành nhà nước Beijing Tourism Group, sẽ mua lại cổ phần của Didi.
Các kịch bản khác đang được xem xét bao gồm xây dựng một liên danh có thể chiếm lượng cổ phần danh nghĩa, kèm theo cái gọi là "cổ phần vàng" với quyền phủ quyết và một ghế trong hội đồng quản trị.
Một số nhà đầu tư nước ngoài hoan nghênh tin tức này, cho rằng động thái đó có thể loại bỏ sự bất ổn về quy định đối với cổ phiếu của Didi.
Ông Dave Wang, một chiến lược gia danh mục đầu tư tại công ty môi giới Nuvest Capital ở Singapore cho biết kết quả như vậy vẫn tốt hơn là tình trạng sụp đổ bất ngờ như mảng giáo dục tư nhân.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã tăng cường thắt chặt quản lý các công ty công nghệ trong năm qua để cải thiện tính cạnh tranh trên thị trường, nâng cao bảo vệ dữ liệu người dùng và thay đổi các các công ty đối xử với nhân viên của họ.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào Didi có thể tiến hành một động thái như vậy trong khi vẫn là một công ty niêm yết tại Mỹ, tuân thủ các quy tắc của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) và Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE).
Các chuyên gia pháp lý cho biết Bắc Kinh chưa bao giờ nắm quyền kiểm soát một công ty niêm yết tại Mỹ. Một kịch bản khả thi khác sẽ là Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát một thực thể ở Trung Quốc có quyền điều hành các hoạt động của Didi, nhưng không phải là công ty mẹ của Didi vốn có trụ sở tại Quần đảo Cayman.
Vướng mắc của chính quyền Bắc Kinh lúc này là Didi Global đang được niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ.
Ông William Rosenstadt, một luật sư về thị trường chứng khoán và thị trường vốn tại công ty luật Ortoli Rosenstadt LLP cho biết điều đó sẽ phụ thuộc vào khu vực tài phán nào kiểm soát thực thể đó.
Chuyên gia này cũng chia sẻ ông chưa từng biết trường hợp tương tự nào mà trong đó, một chính phủ sẽ nắm cổ phần trong một công ty niêm yết công khai ở Mỹ.
Không rõ liệu động thái như vậy có cần sự chấp thuận của cổ đông Didi hay không. Nếu điều đó xảy ra, những người sáng lập của Didi có thể vượt qua vòng bỏ phiếu vì họ sở hữu cổ phiếu loại kép với 51,9% quyền kiểm soát biểu quyết.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận