Bản tin cổ phiếu công nghệ 7/12: Công ty công nghệ Trung Quốc hết cơ hội gọi vốn tại Mỹ?
Bản tin cổ phiếu công nghệ 7/12, với việc Didi đã huỷ niêm yết tại Mỹ trước sức ép của chính quyền Bắc Kinh khiến các chuyên gia lo ngại về số phận của những doanh nghiệp Trung Quốc khác trên thị trường hu động chính thời gian qua.
- Bản tin cổ phiếu công nghệ 6/12: Pha 'ngược dòng ngoạn mục' của eBay
- Bản tin cổ phiếu công nghệ 3/12: Grab chính thức bước lên sàn chứng khoán Mỹ
- Bản tin cổ phiếu công nghệ 2/12: CEO Nadella giảm một nửa sở hữu tại Microsoft
Bản tin cổ phiếu công nghệ 7/12, những phân tích của CNN cho thấy, các công ty Trung Quốc đã qua thời kỳ gọi vốn dễ dàng tại Mỹ và đây có thể đã kết thúc chu kỳ thành công vừa qua.
"Việc Didi chuyển sang niêm yết ở Hong Kong là một tín hiệu đáng báo động đối với mối quan hệ Mỹ - Trung. Thực chất, Bắc Kinh đang ép buộc Didi", ông Brock Silvers - Giám đốc đầu tư của Kaiyuan Capital ở Hong Kong - bình luận với CNN.
Hôm 2/12, gã khổng lồ gọi xe Trung Quốc Didi cho biết đang chuẩn bị hủy niêm yết tại các sàn giao dịch Mỹ và bắt đầu bán cổ phiếu ở Hong Kong. Didi gặp rắc rối lớn với cơ quan quản lý Trung Quốc chỉ vài ngày sau khi IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) thành công trên sàn New York hồi tháng 7 và thu về 4,4 tỉ USD.
Bản tin cổ phiếu công nghệ 7/12 trong hơn 10 năm qua thì thị trường chứng khoán Mỹ luôn được xem là địa chỉ gọi vốn ưa thích của các công ty công nghệ Trung Quốc.
Hôm 4/7, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã yêu cầu các kho ứng dụng trên điện thoại thông minh gỡ bỏ ứng dụng của Didi, sau khi phát hiện gã khổng lồ gọi xe thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng bất hợp pháp.
Theo giới quan sát, quyết định nhắm vào Didi là sự trừng phạt đối với những công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn nước ngoài. Đó là minh chứng điển hình cho cuộc trấn áp của chính quyền Bắc Kinh nhằm kiểm soát quyền lực của các tập đoàn công nghệ lớn.
Câu hỏi đặt ra là các công ty khác như Pinduoduo, Baidu, JD.com, Nio và Tencent Music có chịu chung số phận với Didi hay không. "Sự thay đổi của Didi có thể chỉ là khởi đầu. Những công ty khác có thể làm theo", ông Silvers cảnh báo.
Chỉ số S&P/BNY Mellon China Select ADR - chuyên theo dõi các công ty Trung Quốc hàng đầu niêm yết ở Mỹ - đã giảm 40% trong năm nay.
Hầu hết công ty Internet lớn của Trung Quốc đều sử dụng mô hình VIE. Tuy nhiên, VIE đã trở thành mối đe dọa đối với Bắc Kinh khi các công ty công nghệ thâm nhập vào mọi ngóc ngách của đời sống người dân Trung Quốc và kiểm soát khối lượng dữ liệu người dùng khổng lồ.
Trong số 700 tỉ USD cổ phiếu Trung Quốc mà các nhà đầu tư Mỹ nắm giữ vào năm 2017, những công ty có trụ sở tại Caymans chiếm 477 tỉ USD, theo một báo cáo hồi năm ngoái của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận