FE Credit từ đóng góp cho VPBank đến đe dọa, đòi nợ khách hàng
Mặc dù có bị ảnh hưởng ban đầu bởi Covid-19 nhưng VPBank vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lên tới trên 63% lợi nhuận trước thuế trong quý I/2020. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng riêng lẻ là 2.074 tỉ đồng và của công ty FE Credit là 917 tỉ đồng.
- NHNN rà soát quy định về việc thu hồi nợ của FE Credit, phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm
- VPBank hợp tác Kho bạc Nhà nước trong việc thu ngân sách và thanh toán điện tử
NHNN rà soát quy định về công tác thu hồi nợ của FE Credit.
VPBank báo lãi kỷ lục hơn 10.334 tỉ đồng trong năm 2019. Với kết quả này, VPBank chính thức góp mặt trong câu lạc bộ các ngân hàng lợi nhuận vạn tỷ. Trong đó, công ty con Fe Credit đạt lợi nhuận gần 5.000 tỉ đồng - cao kỷ lục của công ty tài chính này. Bên cạnh đó, "gà đẻ trứng vàng" của VPbank là FE Credit cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng khá tốt so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - VPB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2020 của ngân hàng riêng lẻ và hợp nhất.
Lợi nhuận trước thuế 2.911 tỉ đồng, tăng 63,3%
Theo VPBank, mặc dù có bị ảnh hưởng ban đầu bởi Covid-19 nhưng VPBank vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2020 với 2.911 tỉ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế, tăng 63,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng riêng lẻ là 2.074 tỉ đồng và của công ty FE Credit là 917 tỉ đồng.
Cụ thể, kết thúc ba tháng đầu năm 2020, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của ngân hàng đạt 9.906 tỉ đồng, tăng 24,4% so với cũng kỳ năm trước. Các nguồn thu của ngân hàng tiếp tục được đa dạng hóa nhằm giảm thiểu các tác động từ thị trường và đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận ổn định.
Thu nhập phí thuần từ hoạt động dịch vụ hợp nhất đạt 695 tỉ đồng, tăng 33,4% so với một năm trước. Trong đó, thu nhập phí thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng riêng lẻ tăng 49,4%.
Hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán cũng mang lại doanh thu cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước, đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng hợp nhất.
Đáng chú ý, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều khoản chi phí cũng đã được tiết kiệm và cắt giảm nhờ tự động hoá và số hoá. Chính vì vậy, trong ba tháng qua, chi phí hoạt động hợp nhất gần như không tăng so với quý cuối cùng của năm 2019 và chỉ tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Mức tăng này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 24,4% của tổng thu nhập hoạt động. Do đó, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) đã giảm từ 33,9% cuối năm 2019 xuống 33,1% cuối tháng 3/2020.
Về công tác thu hồi nợ xấu, VPBank cho biết tiếp tục được chú trọng mang lại những kết quả tích cực ở cả ngân hàng mẹ và FE Credit, giúp đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất giảm từ 2,95% còn 2,59% tại cuối quý I/2020. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ giảm từ 2,18% xuống 2,15% trong cũng thời kỳ.
Các hoạt động thu hồi nợ cũng đạt được những kết quả khả quan với thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, của ngân hàng riêng lẻ tăng 111% và 90% đối với FE Credit, góp phần đưa thu nhập của hợp nhất tăng gấp đôi.
Trong ba tháng đầu năm, ngân hàng trích lập 3.712 tỉ đồng dự phòng. Do đó, chi phí dự phòng đã tăng so với cùng kỳ năm trước 26,1% khi loại trừ ảnh hưởng dự phòng đã trích cho dư nợ trái phiếu VAMC trong 2019.
Riêng ngân hàng mẹ, chính sách thận trọng trong trích lập dự phòng được thể hiện rõ nét trong việc tăng chi phí dự phòng cho vay khách hàng lên tới 50% trước bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Một loạt các ưu đãi cho giao dịch trực tuyến đã được Ngân hàng đẩy mạnh nhằm khuyến khích khách hàng giao dịch không dùng tiền mặt như miễn phí chuyển tiền nhanh liên ngân hàng đối với tất cả giao dịch, tặng lãi suất từ 0,2%/một năm cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến ở hầu hết các kỳ hạn và giảm 10 - 25% giá trị mua sắm trên nhiều trang thương mại điện tử.
VPBank cũng đã triển khai "Học viện tiểu thương", một chương trình giúp các hộ kinh doanh nhỏ lẻ chuyển đổi hình thức kinh doanh sang kênh online để phù hợp với yêu cầu của Chính phủ về giãn cách xã hội, duy trì được nguồn thu kinh doanh trong mùa dịch.
Riêng vấn đề gần đây là trường hợp ông Lê Thành Tâm ở phường 14, quận Gò Vấp, TP HCM, sau khi vay tiền của Công ty tài chính Fe Credit, ngày 19/6 đã bị một nhóm đối tượng côn đồ công khai đến nhà đe dọa, chửi bới, hành hung và áp tải vợ chồng ông Tâm về trụ sở Công ty để tiếp tục uy hiếp trong nhiều giờ nhưng chính quyền địa phương và lực lượng chức năng không có mặt can thiệp.
Các đối tượng côn đồ còn đe dọa nếu ông Tâm không trả tiền trước ngày 22/6 chúng sẽ giết ông Tâm, sau đó ông Tâm đã tự tử vào ngày 21/6.
Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP đã yêu cầu UBND TP HCM chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin nêu trên, nếu đúng như nội dung bài báo phản ánh thì phải xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/7.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận