FED theo dõi sát diễn biến dịch nCoV để đưa ra chính sách tài chính phù hợp
Trước tình hình lây lan nhanh của dịch bệnh do nCoV trên toàn cầu khiến cho FED theo dõi sát những diễn biến mới và tác động của dịch bệnh này đối với kinh tế thế giới để có thể đưa ra những quyết sách phù hợp với tình hình thực tế.
- Chủ tịch Fed tại Dallas: Tỷ lệ lãi suất sẽ không đổi trong năm 2020
- Chủ tịch FED: Tái khẳng định sự độc lập trong hoạch định chính sách tài chính
- FED cảnh báo những rủi ro khi Libra được lưu hành rộng rãi
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, trong cuộc điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện ngày 11/2 cho biết Fed đang tiếp tục theo dõi tác động từ dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona bùng phát tại Trung Quốc và đang lây lan ra toàn cầu.
Khi số người tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp đã trên 1.000, hoạt động đi lại bị hạn chế và các doanh nghiệp ngừng hoạt động, xuất khẩu linh kiện chủ chốt cho các nhà sản xuất nước ngoài có thể bị chậm lại.
Ông Powell cho biết, Fed đang theo dõi sát sao diễn biến dịch, khi điều này có thể gây ra tình trạng gián đoạn tại Trung Quốc, từ đó tác động đến kinh tế toàn cầu.
Tại buổi điều trần về chính sách tiền tệ, ông Powell lạc quan về kinh tế Mỹ, chỉ ra việc thị trường việc làm tăng trưởng mạnh và tăng trưởng kinh tế được duy trì.
Ông nhắc lại quan điểm của Fed rằng chính sách tiền tệ hiện nay có thể vẫn thích hợp và chỉ điều chỉnh nếu có những diễn biến mới dẫn đến việc phải đánh giá lại về triển vọng của nền kinh tế.
Theo Chủ tịch FED, trong năm 2019, tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế khác yếu và các diễn biến về thương mại đã gây sức ép lên hoạt động của các nhà máy ở Mỹ.
Trong khi chi tiêu tiêu dùng, bao gồm đầu tư cho nhà ở, vẫn mạnh, ông lưu ý đến việc đầu tư của doanh nghiệp và xuất khẩu yếu trong nửa cuối năm ngoái.
Một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra đề xuất ngân sách 4.800 tỷ USD trước Quốc hội, với thâm hụt ngân sách tiếp tục ở mức cao trong ít nhất là 15 năm, ông Powell lại tranh luận về ngân sách bền vững hơn.
Ông cho rằng việc xây dựng ngân sách bền vững khi nền kinh tế mạnh sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng chính sách tài khóa để ổn định nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái. Ngân sách bền vững cũng sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Khi lãi suất tại Mỹ đã ở mức rất thấp là 1,5-1,75%, Fed không có nhiều dư địa để hành động, có nghĩa điều quan trọng là chính sách tài khóa cần góp phần hỗ trợ nếu nền kinh tế yếu đi.
Ngân sách của Mỹ ước tính sẽ vượt mức 1.000 tỷ USD trong năm nay.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận