Giới lập pháp Mỹ và châu Âu cảnh báo về các lệnh trừng phạt đối với tiền ảo
Trước khả năng "lách" khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước châu Âu áp đặt lên Nga đang khiến giới đầu tư lo ngại về những cảnh báo gần đây của các nhà lập pháp đối vứoi các sàn giao dịch tiền điện tử hay các công ty quản lý tài sản kỹ thuật số.
- Nga tuyên bố rút khỏi Hội đồng Châu Âu để phản ứng với các lệnh trừng phạt mới
- Binance cho phép các giao dịch tiền ảo đến từ Nga bất chấp các nỗ lực trừng phạt của Mỹ và châu Âu
- Triều Tiên phóng thử hệ thống vệ tinh giám sát Mỹ và đồng minh
Không giống như các công ty thanh toán khác, các sàn giao dịch tiền điện tử đã từ chối lời kêu gọi cắt đứt giao dịch với tất cả người dùng Nga, nói rằng điều đó đi ngược lại các giá trị tự do của ngành, làm dấy lên lo ngại giữa các quan chức châu Âu và các nhà lập pháp Hoa Kỳ rằng tài sản kỹ thuật số có thể được sử dụng để lách các lệnh trừng phạt.
Trước các cáo buộc cho rằng các sàn giao dịch và ví tiền điện tử có các biện pháp kiểm soát lỏng lẻo và không thu thập dữ liệu về danh tính của khách hàng, người đứng đầu tại các sàn giao dịch, bao gồm Kraken, FTX, Coinbase và Gemini, cũng như các nhóm thương mại trong ngành, đã phản bác điều này.
Bà Elena Hughes, một lãnh đạo của Gemini, cho biết thêm rằng công ty "sàng lọc" khách hàng giống như bất kỳ doanh nghiệp tài chính nào khác. Trong khi đầu tuần này, sàn giao dịch Coinbase đã phát hành một báo cáo dài nêu chi tiết về các kiểm soát của sàn, lưu ý rằng họ đã chặn hơn 25.000 địa chỉ được kết nối với các cá nhân hoặc tổ chức Nga được cho là tham gia vào hoạt động bất hợp pháp.
Những lo ngại của giới đầu tư với các đồng tiền kỹ thuật số là có căn cứ khi các nhà lập pháp Mỹ và châu Âu khẳng định về khả năng sử dụng đồng tiền này sẽ là cách thức ứng phó của Nga đối với các lệnh trừng phạt.
Ông Kristin Smith, giám đốc điều hành của Hiệp hội Blockchain cho biết: “Về cơ bản, hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử đã có sẵn các hệ thống rất mạnh mẽ và rất dễ dàng để họ tuân thủ các lệnh trừng phạt đối với Nga, giống như bất kỳ tổ chức tài chính nào khác”.
Trước đó, hãng tin CNN đưa tin các quốc gia riêng lẻ sẽ thực hiện biện pháp này dựa trên các quy trình của từng nước. Theo CNN, Tổng thống Biden sẽ đưa ra thông báo về vấn đề này vào ngày 11/3 và Quốc hội sau đó sẽ ban hành luật.
164 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã cam kết đối xử bình đẳng với các thành viên khác để tất cả đều có thể hưởng lợi từ mức thuế thấp nhất, hạn ngạch nhập khẩu cao nhất và ít rào cản thương mại nhất đối với hàng hóa và dịch vụ của nhau. Nguyên tắc không phân biệt đối xử này được gọi là tối huệ quốc (MFN).
Đối với các quốc gia bên ngoài WTO, chẳng hạn như Iran, Triều Tiên, Syria hoặc đồng minh của Nga là Belarus, các nước thành viên WTO có thể áp đặt bất kỳ biện pháp thương mại nào họ muốn nhưng không trái với các quy tắc thương mại toàn cầu.
Trên thực tế, không có thủ tục chính thức để đình chỉ MFN và không rõ liệu các thành viên có nghĩa vụ thông báo cho WTO nếu họ làm như vậy hay không.
Việc thu hồi quy chế MFN của Nga phát đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng Mỹ và các nước phương Tây không còn coi Nga là một đối tác kinh tế theo bất kỳ hình thức nào.
Mặc dù biện pháp này không thay đổi các điều kiện thương mại, song sẽ chính thức cho phép các nước phương Tây tăng thuế nhập khẩu hoặc áp đặt hạn ngạch đối với hàng hóa của Nga, hoặc thậm chí ra lệnh cấm và hạn chế các dịch vụ ra khỏi nước Nga. Các nước cũng có thể bỏ qua quyền sở hữu trí tuệ của Nga.
Tuần trước, Canada cho biết sẽ rút quy chế MFN đối với Nga và Belarus và đặt ra mức thuế chung 35% đối với hầu như tất cả các mặt hàng nhập khẩu.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận