Hapaco (HAP) đi lên từ cổ phiếu "trà đá" bằng cách nào?
Sau thông tin sẽ chi hàng nghìn tỷ đầu tư các dự án lớn, cổ phiếu HAP của CTCP Tập đoàn Hapaco (HOSE: HAP) bất ngờ nổi sóng với 8 phiên trần.
- Bà Nguyễn Thị Lam Hồng lần thứ 2 bị xử phạt liên quan đến giao dịch cổ phiếu PHR.
- Cổ phiếu HQC rơi về mặt đất, ITA tiếp tục nằm sàn
- Giá cổ phiếu Techcombank rơi tự do
Từ mức cổ phiếu "trà đá" hồi đầu năm (phiên giao dịch ngày 2/1/2020 đạt 3.140 đồng/cổ phiếu) và mức 2.900 đồng (chốt phiên ngày 27/7/2020), mã HAP của CTCP Tập đoàn Hapaco (HOSE: HAP) bất ngờ tăng mạnh trong 9/10 phiên giao dịch gần nhất gần nhất trong đó có 7 phiên kịch trần liên tiếp (kể từ ngày 6/8/2020) tương đương mức tăng 62% chỉ trong 10 phiên giao dịch đầu tháng 8 qua đó giúp thị giá cổ phiếu bứt tốc mạnh mẽ lên mức 4.850 đồng khi kết tuần giao dịch từ 10 - 14/8/2020.
Cổ phiếu HAP dẫn đầu nhóm tăng trưởng về thị giá trên sàn HOSE khi kết tuần giao dịch từ ngày 10 - 14/8
Nửa đầu phiên giao dịch sáng ngày 17/8, mã này tiếp tục tăng hết biên độ (+6,8%) qua đó thị giá vượt mốc 5.000 đồng (đạt 5.180 đồng - cập nhật lúc 9h31). Khớp lệnh tạm tính tiếp tục tăng mạnh đạt hơn 800.000 đơn vị.
HAP được biết là 1 trong 3 mã cổ phiếu niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào ngày 20/7/2000. Tuy nhiên, khác với Cơ điện lạnh (REE) hay SAM Holdings (SAM), cổ phiếu HAP của Hapaco 20 năm qua giao dịch khá mờ nhạt.
So với 2 đơn vị cùng niêm yết đầu tiên là REE và SAM (vốn hóa thị trường lần lượt đạt đến 11.000 tỷ và 2.700 tỷ), Hapaco hiện chỉ quanh quẩn mức 270 tỷ đồng vốn hóa. Quy mô kinh doanh cũng chỉ dừng lại ở mức vài trăm tỷ doanh thu,và lãi ròng chưa bao giờ chạm mốc 100 tỷ. Thậm chí tại ĐHCĐ thường niên tổ chức vào tháng 6/2020 vừa qua, các mục tiêu cải thiện chỉ số nêu trên cũng chưa cho thấy một sự khác biệt rõ nét.
Cụ thể, công ty trình kế hoạch doanh thu ở mức 414,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ khoảng 28 tỷ. Gặp khó khăn về dòng tiền, HAP quyết định dừng việc triển khai dự án giấy do chi phí quá cao, cũng như công nghệ không còn tính cạnh tranh dẫn đến sẽ không còn hiệu quả. Dự án lớn duy nhất trong năm 2020 ban lãnh đạo đề ra là triển khai giai đoạn 2 bệnh viện Green.
Tuy nhiên, tại Nghị quyết dự kiến trình ĐHCĐ bất thường vào cuối năm 2020, Hapaco đã công bố hàng loạt dự án lớn khi HĐQT doanh nghiệp này chủ trương xây dựng 5 dự án lớn với tổng vốn tự chủ vào khoảng 2.800 tỷ đồng. Các dự án bao gồm:
- có tổng mức đầu tư 150 tỷ, công suất 17.000 tấn/năm, doanh thu dự kiến khoảng 400 tỷ đồng/năm.
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Việt – Hàn có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng.
- Trung tâm thương mại quốc tế: Hapaco sẽ góp 85 tỷ đồng cùng với các đối tác nước ngoài từ Anh và Nhật.
- Toà nhà văn phòng cho thuê: Quy mô 18 tầng với tổng mức đầu tư 164 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hapaco cũng đánh tiếng sẽ nghiên cứu tính khả thi của một số dự án bất động sản khu công nghiệp và khu đô thị tại Hải Phòng. Được biết, vốn tự có hiện nay của Hapaco chính là 27,6 ha đất sở hữu tại Hải Phòng - nơi Công ty dự kiến triển khai hàng loạt dự án.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 tái diễn trở lại đe dọa trực tiếp đến "sức khỏe" nhiều doanh nghiệp cũng như biến động giá trị cổ phiếu trên các sàn niêm yết, việc HAP công bố kế hoạch đầu tư loạt dự án khủng nêu trên đã tạo cú hích cho cổ phiếu doanh nghiệp này bứt tốc những ngày qua.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận