Lãi ròng quý 2 của AIC giảm 96% so với cùng kỳ năm trước
Năm 2021, Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (UPCoM: AIC) đặt mục tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt hơn 2,450 tỉ đồng, tăng 40% so với thực hiện năm 2020. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm này lại dự kiến lợi nhuận sau thuế giảm 14%, còn gần 9 tỉ đồng. So với kế hoạch đề ra, AIC mới thực hiện được 35% mục tiêu lợi nhuận sau 6 tháng.
- BMP báo lãi ròng quý 2/2021 ở mức 42 tỉ đồng, giảm 73% so cùng kỳ
- 10 tháng/2019, FPT Retail (FRT) báo lãi sau thuế sụt giảm gần 11% so cùng kỳ
- "Cần tiếp tục giảm lãi suất để tạo đà cho kinh tế phát triển trong năm 2020"
Hình minh họa
Mặc dù lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng đến 98% so với cùng kỳ năm trước, lên hơn 41 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm mạnh và chi phí quản lý tăng 27% đã khiến lãi ròng quý 2 của AIC giảm 96% so với cùng kỳ năm trước, còn hơn 1 tỉ đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm, lợi nhuận gộp từ kinh doanh bảo hiểm gấp 3.2 lần cùng kỳ, đạt hơn 70 tỉ đồng nhưng lợi nhuận ròng vẫn giảm 2% so với cùng do lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 28% và chi phí quản lý tăng 46%.
Năm 2021, AIC đặt mục tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt hơn 2,450 tỉ đồng, tăng 40% so với thực hiện năm 2020. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm này lại dự kiến lợi nhuận sau thuế giảm 14%, còn gần 9 tỉ đồng. So với kế hoạch đề ra, AIC mới thực hiện được 35% mục tiêu lợi nhuận sau 6 tháng.
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của AIC trong 6 tháng đầu năm tiếp tục âm nhưng đã giảm về còn âm gần 32 tỉ đồng lên âm hơn 31 tỉ đồng chủ yếu do tiền thu từ hoạt động kinh doanh tăng và tiền chi khác giảm trong kỳ.
Tại ngày 30/06/2021, tổng tài sản của AIC tăng 7% so với đầu năm, lên gần 3,116 tỉ đồng chủ yếu do khoản đầu tư dài hạn gấp 2.84 lần đầu năm, đạt hơn 982 tỉ đồng, chiếm 32% tổng tài sản.
Mặt khác, tiền mặt của AIC giảm mạnh 60%, còn hơn 134 tỉ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn giãm 34%, còn hơn 706 tỉ đồng
Nợ phải trả hơn 2,078 tỉ đồng, chiếm 67% tổng nguồn vốn và tăng 10% so với đầu năm. Trong đó, tập trung chủ yếu là dự phòng nghiệp vụ với hơn 1,601 tỉ đồng, tăng 10% so với đầu năm.
Theo giải trình của AIC, trong quý 2 năm trước, Tổng Công ty được hoàn nhập khoản dự phòng đầu tư tài chính nhờ thu được khoản đầu tư quá hạn từ kỳ trước. Tuy nhiên, sang quý 2 năm nay, AIC không còn khoản hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính này nữa. Thay vào đó, AIC phải chịu chi phí tài chính hơn 7 tỉ đồng cùng với doanh thu tài chính sụt giảm 39% khiến lợi nhuận gộp từ hoạt động tài chính giảm mạnh 79% so với cùng kỳ, còn hơn 12 tỉ đồng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận