Nhu cầu vốn tăng sẽ đẩy mặt bằng lãi suất tăng từ cuối quí I/2021
Do nhu cầu về vốn để phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19 là rất lớn nên hệ thống ngân hàng sẽ phải thực hiện các nghiệp vụ của ình để có thể thu hút tiền gửi do đó sẽ tạo lực đẩy cho lãi suất có thể tăng vào cuối quí I/2021.
- "Cần tiếp tục giảm lãi suất để tạo đà cho kinh tế phát triển trong năm 2020"
- Bộ Tài chính: Không nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao
- "Nóng" cuộc đua giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua
Nhu cầu vốn lớn từ thị trường
Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới và cả trong nước đang dần quen với trạng thái bình thường mới. Việt Nam vừa đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả, ngăn chặn nguồn lây từ nước ngoài vào, khoanh vùng, truy vết, hạn chế tối đa sự lây lan ở trong nước, giảm nguy cơ thực hiện giãn cách xã hội ở phạm vi rộng song song với việc tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế - xã hội.
Thị trường sẽ có nhu cầu hấp thụ lượng vốn lớn để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, các doanh nghiệp đã chống chọi với ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong suốt một năm qua, đến nay bắt đầu có dấu hiệu trở lại hoạt động. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã quay trở lại, thể hiện qua số lượng lớn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm 2021. Điều này đòi hỏi lượng vốn lớn từ ngân hàng, dẫn đến lãi suất cho vay nhích tăng, lãi suất huy động cũng sẽ khó đứng yên.
Trên thực tế, mặc dù số liệu về tăng trưởng tín dụng tháng 1/2021 vẫn chưa được công bố, nhưng theo tiết lộ của một số lãnh đạo ngân hàng, tín dụng đã tăng trưởng tích cực ngay từ tháng đầu năm khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần phục hồi.
Thêm nữa, vị chuyên gia cho rằng, lãi suất huy động neo ở mức thấp trong thời gian dài sẽ khiến dòng vốn có nguy cơ đổ vào các kênh khác như chứng khoán, bất động sản.... Do đó, các ngân hàng cũng sẽ phải cân đối biểu lãi suất huy động để thu hút dòng vốn nhàn rỗi.
Trong khi đó, chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu lại nhận định lãi suất huy động có thể tiếp tục giảm trong quý I/2021 và thậm chí sẽ giảm thêm ở quý II. Bởi theo ông Hiếu, tuy nhu cầu vay lớn nhưng các ngân hàng đều đang rất thận trọng trước sự tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế nói chung.
"Nhưng nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhu cầu vay tăng nhanh có khả năng lãi suất lại được điều chỉnh tăng", TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá.
Trong báo cáo phân tích mới đây của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), các chuyên gia bày tỏ kỳ vọng sẽ có một phần tiền gửi dịch chuyển sang các kênh đầu tư như trái phiếu doanh nghiệp nhằm tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn.
Lí do bắt nguồn từ việc các ngân hàng trung ương được dự báo duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong khoảng thời gian dài. Xu hướng tăng của lãi suất những năm trước chủ yếu đến từ việc huy động nhằm đáp ứng các chỉ số an toàn, cạnh tranh thu hút khách và có nguồn lực cho vay tín dụng.
Tuy nhiên sang đến năm 2021, VCBS cho rằng dưới động thái điều hành của Ngân hàng Nhà nước, cùng mục tiêu tín dụng tập trung vào chất lượng, xu hướng tăng lãi suất huy động khó có thể trở lại. Đồng thời, định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước là giảm lãi suất huy động, tạo tiền đề giảm lãi suất cho vay hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế.
Lãi suất tăng để thu hút tiền gửi
Quan sát trên toàn hệ thống, lãi suất huy động cao nhất tại một số ngân hàng vẫn ở mức trên 8%/năm. Tuy vậy, mức lãi suất cao này thường chỉ áp dụng cho các khoản tiền gửi từ hàng tỉ đồng đồng trở lên.
Và để cân bằng hạn mức tín dụng thì hệ thống ngân hàng sẽ phải đẩy mức lãi suất tăng trở lại trong thời gian tới.
Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), lãi suất tiết kiệm cao nhất đang là 8,4%/năm cho tiền gửi từ 500 tỷ đồng, kỳ hạn từ 12 tháng. Hay tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), lãi suất 8,1%/năm cũng đang được chào cho khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng với cùng kỳ hạn như trên.
Mặt bằng chung hiện nay, lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn 12 tháng dao động từ 4,9-8,2%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng, lãi suất từ 3,7-6%/năm; dưới 6 tháng, lãi suất huy động cao nhất là 4%/năm.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng còn có biểu lãi suất dành riêng cho hình thức gửi tiết kiệm online qua Internet Banking hoặc Mobile Banking cao hơn so với hình thức gửi tiền tại quầy truyền thống khoảng từ 0,1-0,4%/năm.
Không chỉ được cộng thêm lãi suất, khi gửi tiền tiết kiệm online trong những ngày đầu năm mới này, khách hàng còn có cơ hội nhận lì xì từ ngân hàng với giá trị từ 50.000-500.000 đồng hoặc tham gia chương trình bốc thăm may mắn, chơi game trúng thưởng với nhiều phần quà giá trị.
Như tại OCB, khách hàng gửi tiết kiệm online qua ngân hàng số OCB OMNI với số tiền gửi tối thiểu 5.000.000 đồng, kỳ hạn từ 1 tháng trở lên sẽ được tham gia chương trình quay số với các giải thưởng giá trị, gồm: 01 giải đặc biệt (03 cây vàng 9999), 22 giải bao lì xì trị giá 5 triệu đồng/ giải, 100 giải bao lì xì trị giá 1 triệu đồng/ giải, 7 giải Lộc Phát trị giá từ 1 chỉ vàng đến 5 chỉ vàng… Chương trình kéo dài đến ngày 31/3/2021.
Còn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ nay đến 25/3, khách hàng khi gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 1 đến 13 tháng sẽ được nhận ngay lì xì may mắn từ 50.000 đồng.
Đồng thời, khách hàng còn có cơ hội tham gia quay số trúng thưởng với nhiều phần quà giá trị lớn gồm: Ô tô mazda CX5 2.0L, 2 Xe máy Honda PCX Hybrid 150, 10 Xe đạp thể thao Asama Solano Factory và 188 Máy lọc không khí Sharp FP-J40E-W.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận