Thị trường chứng khoán 26/2: VN-Index "bốc hơi" hơn 16 điểm, xuống quanh mức 1.150 điểm
Các hợp đồng phái sinh rơi mạnh khi phiên giao dịch vừa mới bắt đầu. Các hợp động sụt giảm hơn 20 điểm, riêng VN30F2104 rơi hơn 30 điểm đầu phiên. Rổ VN30 có 29 mã giảm và 1 mã tăng giá. NVL là mã duy nhất của nhóm không rơi vào trạng thái giảm điểm. SBT đang là mã giảm mạnh nhất với sắc đỏ hơn 3%; TCH và GAS đứng ở vị trí tiếp theo khi lùi trên 2%. Có nhiều mã của nhóm này sụt hơn 1% là SSI, KDH, VPB, VHM, POW,…
- Thị trường chứng khoán 1/2: Sau mức tăng tốt đầu phiên, VN-Index nhanh chóng theo xu hướng giằng co.
- Thị trường chứng khoán 23/2: Phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều
- Thị trường chứng khoán 24/2: Phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều
Đến 9h20, vác cổ phiếu như GVR, GAS, VPB, SHB, VHM, PVD, VIC... đều chìm trong sắc đỏ và gây áp lực lớn lên các chỉ số. Trong đó, GVR mất 2,1%, GAS giảm 1,9%, SHB giảm 1,9%, VHM giảm 1,8%, VIC giảm 1,6%.
Ở chiều ngược lại, PNJ và THD là 2 cổ phiếu vốn hóa lớn hiếm hoi còn tăng giá, trong đó, THD tăng đến 4,8% lên 205.500 đồng/cp bất chấp diễn biến rung lắc của thị trường chung và là nhân tố quan trọng giúp HNX-Index duy trì được sắc xanh. PNJ tăng 0,5% lên 84.400 đồng/cp.
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) thông báo tháng 1 doanh thu đạt 2.170 tỉ đồng, tăng 30,2% trong đó doanh thu mảng bán lẻ ghi nhận tăng 10%, bán sỉ tăng 34% và vàng miếng tăng 79% so với cùng kỳ năm trước.
Biên lợi nhuận gộp trong tháng 1 đạt 18,9%, giảm so với mức 23,3% cùng kỳ 2020 do sự dịch chuyển trong cơ cấu doanh thu khi tỷ trọng kênh sỉ và vàng miếng gia tăng. Do vậy, lợi nhuận gộp doanh nghiệp vàng còn tăng 5,6% lên 410 tỉ đồng, lãi sau thuế 168 tỷ, tăng 2,5%.
Tại thời điểm này, VN-Index giảm 9,49 điểm (-0,81%) xuống 1.155,94 điểm; HNX-Index 3,32 điểm (-1,35%) lên 249,52 điểm; UpCOM-Index giảm 0,43 điểm (-0,56%) xuống 76,05 điểm.
Trước đó, thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến giằng co tích lũy trong phiên 25/2. Các cổ phiếu trụ cột vẫn có sự phân hóa mạnh. Điểm tiêu cực của thị trường tiếp tục là dòng vốn ngoại vẫn bán ròng mạnh trên sàn HOSE với giá trị 458 tỉ đồng.
Theo phân tích của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo có thể tăng điểm nhẹ trong phiên cuối tuần. Hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số của MSCI tại thị trường cận biên có thể khiến thị trường chịu biến động mạnh ở một vài thời điểm trong phiên 26/2, đặc biệt là phiên ATC.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, thị trường vẫn tiếp tục rung lắc và nhiều cổ phiếu chao đảo theo. Tuy nhiên, đây là nhịp tạo nền cũng như tích lũy của các cổ phiếu. VDSC khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tham gia mạnh dần vào thị trường và ưu tiên các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 25/2, Dow Jones giảm 559,85 điểm xuống 31.402,01 điểm; S&P 500 giảm 96,09 điểm xuống 3.829,34 điểm; Nasdaq giảm 478,54 điểm, tương đương 3,52%, xuống 13.119,43 điểm. Đây là phiên lao dốc mạnh nhất của Dow Jones và S&P 500 kể từ cuối tháng 1, giảm sâu nhất 4 tháng đối với Nasdaq.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 1,54%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 1,67% với cổ phiếu tập đoàn Softbank tăng hơn 3,84%. Topix tăng 1,22%.
Thị trường Trung Quốc trái chiều với Shanghai Composite tăng 0,59%, Shenzhen Component giảm 0,282%. Hang Seng của Hong Kong tăng 1,2%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 3,5%, mạnh nhất khu vực. ASX 200 của Australia tăng 0,83%.
Chốt phiên 25/2, giá dầu Brent giảm, WTI tăng. Giá dầu Brent giao tháng 4 giảm 16 cent, tương đương 0,2%, xuống 66,88 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 đáo hạn ngày 26/2. Giá dầu WTI tương lai tăng 31 cent, tương đương 0,5%, lên 63,53 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 5/2019.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận