Trung tâm tài chính quốc tế Hong Kong ra sao sau khi Luật An ninh có hiệu lực?
Hiện nay, việc Trung Quốc công bố dự luật an ninh Hong Kong hồi tháng rồi và chính thức thông qua luật này ngày 30/6 cũng làm dấy lên những lo ngại mới về tư cách IFC của đặc khu quan trọng này.
- Các sản phẩm phục vụ chính phủ điện tử phải đảm bảo an ninh mạng là hàng đầu
- Công nghệ AI sẽ lấp các lỗ hổng an ninh mạng tại Việt Nam
- Người đứng đầu cơ quan phải xác định trách nhiệm đảm bảo an ninh mạng
Cảng Victoria của Hong Kong trong buổi chiều muộn ngày 29/6. Ảnh: REUTERS
Trước đây, việc Anh bàn giao lại Hong Kong cho Trung Quốc đại lục vào năm 1997, năm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đã từng làm dấy lên lo ngại về việc liệu Hong Kong có thể duy trì tư cách IFC hay không.
Hiện nay, việc Trung Quốc công bố dự luật an ninh Hong Kong hồi tháng rồi và chính thức thông qua luật này ngày 30-6 cũng làm dấy lên những lo ngại mới về tư cách IFC của đặc khu quan trọng này.
Rủi ro ngày càng tăng
Báo The Economist nhận định trung tâm tài chính thế giới này đang hứng chịu một cơn bão địa chính trị. Một doanh nhân tại Hong Kong nói cách tốt nhất để hiểu vai trò của Hong Kong trong hệ thống tài chính toàn cầu là xem thành phố như một ổn áp kết nối 2 mạch điện có điện áp khác nhau.
Một mạch điện là hệ thống tài chính toàn cầu với các dòng vốn tự do, trao đổi thông tin mở và quy định pháp luật. Cái còn lại là hệ thống tài chính rộng lớn và đang phát triển của Trung Quốc với các biện pháp kiểm soát vốn, kiểm duyệt và giám sát hợp đồng chặt chẽ.
Trong hai thập kỷ qua, khi Trung Quốc vươn lên để trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, Hong Kong - với vai trò ở giữa - đã khéo léo biến mình thành trung tâm tài chính quốc tế quan trọng nhất, chỉ sau New York (Mỹ) và London (Anh). Tuy nhiên, dưới các điều kiện không đúng, máy biến áp có thể trở nên kém hiệu quả hoặc thậm chí nổ tung.
Với tư cách là trung tâm tài chính quốc tế, Hong Kong hiện đang đối mặt với rủi ro ngày càng tăng khi căng thẳng ngày càng leo thang vì sự can thiệp của Bắc Kinh vào chính quyền thành phố cũng như hệ thống pháp lý tại đây, theo chính sách Một quốc gia, Hai chế độ.
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam phát biểu tại cuộc họp báo ngày 30/6. Ảnh: REUTERS
Phản ứng luật an ninh Hong Kong, Mỹ tuyên bố Hong Kong không còn hưởng quy chế đặc biệt theo luật pháp của Mỹ nữa do không còn giữ được quyền tự trị trước Trung Quốc.
Hưởng quy chế đặc biệt giúp Hong Kong có được ưu đãi thương mại và các chính sách đầu tư tốt hơn so với Trung Quốc đại lục. Mất đi ưu đãi này, Hong Kong sẽ bị đối xử như các thành phố khác của Trung Quốc, bao gồm cả việc bị đánh thuế lên hàng xuất khẩu.
Điều này có thể khiến các doanh nghiệp kinh doanh tại Hong Kong suy yếu dần và dần dần tuột tay khỏi tư cách IFC và trở thành một trong những trung tâm tài chính khác tại Trung Quốc đại lục.
Tình trạng IFC của Hong Kong chắc chắn sẽ không thay đổi trừ khi các điều kiện trên bị xói mòn. Trang china.org.cn cho rằng về bản chất, luật an ninh Hong Kong sẽ không làm xói mòn các điều kiện quan trọng của Hong Kong với tư cách là IFC.
Bắc Kinh muốn Thượng Hải thay thế Hong Kong?
Hãng thông tấn CNA của Đài Loan dẫn lời các chuyên gia kinh tế nói luật an ninh quốc gia Hong Kong có thể sẽ làm suy yếu tư cách IFC của đặc khu, và chính phủ Trung Quốc có thể có kế hoạch nâng tầm vị thế của Thượng Hải trong khu vực để bù vào tổn thất vì áp dụng luật an ninh tại Hong Kong.
Luật an ninh chính thức có hiệu lực, "Hong Kong sẽ không chỉ gánh chịu hậu quả về kinh tế mà còn về chính trị. Không nghi ngờ gì luật sẽ ảnh hưởng đến sự tin tưởng của quốc tế đối với Hong Kong khi chính sách Một quốc gia, Hai chế độ mà Trung Quốc hứa hẹn sẽ biến mất" - Liu Meng Chung, Viện Nghiên cứu Kinh tế Chung Hua có trụ sở tại Đài Bắc, nhận định.
Theo Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu năm 2020, phát hành hồi tháng 3, Hong Kong đã giảm ba bậc rơi từ vị trí thứ 3 xuống thứ 6, bị Tokyo, Thượng Hải và Singapore vượt qua trong bối cảnh bất ổn cùng các cuộc biểu tình kéo dài trên đường phố. New York và London vẫn duy trì thứ hạng 1 và 2.
Ông Liu nói rằng nhiều quốc gia đang thông qua "cửa sổ" Hong Kong để hiểu hơn về Trung Quốc. "Nhưng hiện tại cửa sổ này đang đóng lại và khiến Hong Kong trở nên xa cách hơn với thế giới" - ông Liu cho biết thêm.
Nhà nghiên cứu Darson Chiu, thuộc Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan, cho rằng việc Mỹ xóa bỏ các đặc quyền đối với Hong Kong sẽ khiến đặc khu bị ảnh hưởng nặng nề. "Một khi Hong Kong mất đi tình trạng thuế quan đặc biệt, xuất khẩu của thành phố sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và hoạt động kinh doanh sẽ gặp nhiều hạn chế" - ông Chiu nói.
Theo ông Chiu, trong trường hợp này, các quỹ đầu tư nước ngoài có thể rời Hong Kong và tư cách trung tâm tài chính thế giới của Hong Kong sẽ tiếp tục bị hủy hoại. "Có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn hi sinh Hong Kong và để Thượng Hải trám vào vị trí này" - ông Chiu nói thêm.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận