Tương lai số hoá của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ ở đâu?
Theo đánh giá của Backbase thì hệ thống ngân hàng Việt Nam đang nhận kỳ vọng đến 400% vào năm 2025 trên cơ sở ở hiện tại hệ thống này đang dần đi vào nền tảng lõi số hoá hiện đại khi sử dụng tự động hoá thông minh trong khởi tạo tài khoản.
- FCV 2019: Số hoá ngân hàng hướng đến mục tiêu tăng khả năng tiếp cận của người dùng
- Ngân hàng số - Mảnh ghép hoàn hảo cho nền tài chính toàn cầu
- Ngân hàng số cần thay đổi từ thói quen tiêu dùng
Theo báo cáo "Công nghệ tài chính và ngân hàng số 2025 tại châu Á-Thái Bình Dương" của công ty Backbase, công bố ngày 11/5, cho biết thanh toán qua di động tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng 400% vào năm 2025.
Viêc thực hiện giao dịch ngân hàng điện tử đang ngày càng trở nên gần với người dùng đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành.
Báo cáo cũng cho rằng 25% ngân hàng tại Việt Nam sẽ theo đuổi các nền tảng lõi số hoá hiện đại và 8 ngân hàng hàng đầu của Việt Nam sẽ ưu tiên cao hiện đại hoá các hệ thống thanh toán và ngân hàng lõi (core banking) với kỳ vọng tăng trưởng 50% lượng tài khoản mới bằng cách sử dụng tự động hóa thông minh trong khởi tạo tài khoản trong cùng giai đoạn.
Giám đốc Văn phòng châu Á-Thái Bình Dương của Backbase tại Singapore, ông Riddhi Dutta nhận định các ngân hàng Việt Nam đang đầu tư mạnh vào nền tảng số để thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên các ngân hàng nhỏ tại Việt Nam sẽ thành công hơn trong lĩnh vực ngân hàng số.
Theo chuyên gia trên, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của các công ty công nghệ tài chính (fintech) và toàn bộ ngành công nghiệp ngân hàng số. Minh chứng rõ ràng khi số công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam đã tăng từ 40 lên 150 trong 4 năm.
Ông Dutta cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động rất cụ thể để thực hiện Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, trong đó đáng chú ý là mục tiêu đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Điều quan trọng không kém là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống ngân hàng là một trong những nhân tố quyết định để thúc đẩy sự thành công trong quá trình số hoá. Do đó, đã có sự quan tâm lớn vào công tác đào tạo và tái đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng.
Đối với xu hướng phát triển của khu vực, Backbase dự báo sẽ có 63% khách hàng sẵn sàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng kỹ thuật số kiểu mới (neobanks) và tổ chức tín dụng trong 5 năm tới.
Báo cáo cũng cho thấy khu vực này dự kiến sẽ có thêm 100 tổ chức tài chính mới vào năm 2025, được thành lập nhờ chính sách mở cửa đối với một số thị trường và cấp phép cho ngân hàng mới.
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cũng đặt ra câu hỏi về mức độ sẵn sàng của ngân hàng số tại châu Á-Thái Bình Dương khi đại đa số (70%) khách hàng của ngành ngân hàng trong khu vực tiếp tục cho rằng các dịch vụ ngân hàng hiện tại là tẻ nhạt.
Các ngân hàng truyền thống đang mải tập trung vào hệ thống vận hành cũ và không chú trọng ưu tiên tích hợp kỹ thuật số, và kết qủa là chỉ có 30% cơ sở khách hàng tại châu Á-Thái Bình Dương đang sử dụng các kênh ngân hàng số.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận