Nợ xấu Kienlongbank (KLB) tăng cao và tỷ lệ lên tới 95% là mẩt vốn
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của ngân hàng tăng 12% so với cuối năm trước, lên 57.282 tỉ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 3,7%, đạt 34.716 tỉ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 27,6%, đạt 42.018 tỉ đồng.
- Biến động mạnh tại KienLong Bank trước thềm đại hội cổ đông
- Kienlongbank bán cổ phiếu quỹ cho người lao động
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank - Mã: KLB)
Tổng nợ xấu của Kienlongbank vào cuối năm 2020 ở mức 1.883 tỉ đồng, gấp 5,5 lần so với cuối năm 2019. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 1.782 tỉ đồng, chiếm gần 95%.
Lũy kế cả năm, lợi nhuận trước thuế của Kienlongbank đạt 158 tỉ đồng, tăng 84% so với năm 2019 và thực hiện được 21% kế hoạch đề ra.
Trong quý IV/2020, thu nhập lãi thuần của ngân hàng trong kỳ đạt 162 tỉ đồng, tăng 39,8% so với quý IV năm ngoái. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 31,9 tỉ đồng, tăng 25,8%.
Mảng chứng khoán đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác đều tăng trưởng, lần lượt đem về cho ngân hàng 39,2 tỉ đồng (tăng gần 97%) và 16,5 tỉ đồng lãi thuần (tăng gấp gần 2,5 lần).
Duy nhất mảng kinh doanh ngoại hối tăng trưởng âm 68% với lãi thuần giảm xuống còn 2,4 tỉ đồng.
Tổng hợp các mảng kinh doanh, thu nhập hoạt động của Kienlongbank đạt 252 tỉ đồng, tăng 43,7%, trong khi chi phí hoạt động tăng 10,7% lên 292 tỉ đồng.
Kienlongbank thoát lỗ trong quý IV/2020 nhờ hoàn nhập 85,6 tỉ đồng chi phí dự phòng rủi ro.
Ngân hàng không thuyết minh về khoản bồi hoàn này trong báo cáo tài chính tuy nhiên 9 tháng đầu năm, chi phí dự phòng Kielongbank đã tăng mạnh, gấp gần 2 lần so với cùng kì 2019 do phải trích lập cho khoản nợ có khả năng mất vốn của một nhóm khách hàng có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Sacombank theo quyết định chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Theo văn bản giải trình BCTC quý III/2020, Kienlongbank cho biết ngân hàng sẽ xử lý khoản nợ có tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu này trong quý IV/2020 và ghi nhận hoàn nhập dự phòng góp phần tăng thu nhập trong năm 2020.
Mặt khác, đến cuối năm 2020, dư nợ các khoản cho vay của nhóm khách hàng trên đã giảm gần 354 tỉ đồng so với thời điểm cuối quý III/2020.
Như vậy, không loại trừ khả năng Kienlongbank đã xử lý xong một phần khoản nợ thế chấp bằng cổ phiếu Sacombank nên ghi nhận khoản hoàn nhập dự phòng và giảm 354 tỉ đồng nợ có khả năng mất vốn trong quý IV.
Trước đó, Kienlongbank đã hai lần tổ chức bán đấu giá số cổ phần STB nói trên nhưng đều không thành công. Lần gần nhất, Kienlongbank rao bán với giá khởi điểm ở mức 21.600 đồng/cp, giảm 10% so với đợt 1 (24.000 đồng/cp).
Nguồn: BCTC Kienlongbank |
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của ngân hàng tăng 12% so với cuối năm trước, lên 57.282 tỉ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 3,7%, đạt 34.716 tỉ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 27,6%, đạt 42.018 tỉ đồng.
Tổng nợ xấu của Kienlongbank vào cuối năm 2020 ở mức 1.883 tỉ đồng, gấp 5,5 lần so với cuối năm 2019. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 1.782 tỉ đồng, chiếm gần 95%.
Nguồn: BCTC Kienlongbank |
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KLB cũng liên tiếp lao dốc trong những phiên vừa qua. Chốt phiên giao dịch ngày 27/1, cổ phiếu của Kienlongbank giảm tới 6,43%, xuống mức 16.000 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh đạt 58.505 đơn vị.
Cổ phiếu KLB có chuỗi giảm điểm 4 phiên liên tiếp. Nguồn cafef |
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận