Công nghệ thân thiện với môi trường giúp cuộc sống phát triển bền vững
Trong bối cảnh các nước đang chật vật tìm cách ngăn hiện tượng ấm lên và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ngày càng nhiều công ty hướng tới việc xây dựng các nguồn cung bền vững và giảm khí thải thông qua các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Công nghệ thay đổi cuộc sống: Thu hồi xử lý CO2 vừa giúp cắt giảm khí thải vừa tạo ra hàng nghìn tỷ USD
- Lufthansa sử dụng công nghệ 'da cá mập' trang bị cho máy bay để giảm khí thải
- 10 ứng dụng công nghệ 5G có thể biến đổi môi trường tích cực
Theo đó, Neoplants - công ty có trụ sở tại Paris (Pháp)- là một trong số này, khi sử công nghệ sinh học cải tiến cây trầu bà leo, giúp loại bỏ gấp 30 lần những loại khí gây ô nhiễm trong nhà so với cây bình thường. Tại triển lãm, chậu cây trầu bà leo xanh mướt trở nên nổi bật giữa dàn xe điện và những sản phẩm thông minh của năm nay.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết bà ấn tượng trước hàng loạt những công nghệ được giới thiệu tại CES từ thiết bị nông nghiệp điện tử mới nhất của John Deere, đến việc tăng dung lượng của pin sử dụng các nguyên liêu từ muối natri. Đây là hai dự án mà bộ đã hỗ trợ ngân sách.
Phát triển cây xanh để thanh lọc không khí trong không gian nhà ở riêng lẻ là một trong những lựa chọn hấp dẫn với người dùng.
Bà Granholm cũng đề cập đến việc sử dụng năng lượng sạch, bao gồm một số loại hydro, năng lượng địa nhiệt, qua đó mở ra cơ hội cho ngành dầu khí. Theo đó, các công ty có thể tận dụng công nghệ thủy lực phân rã, vốn dùng để khai thác dầu và khí đốt, để khai thác nhiệt trong lòng đất.
Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian để ngành dầu khí có thể chấm dứt khai thác nhiên liệu hóa thạch, song ngày càng nhiều công ty đang thực sự chú trọng việc giảm khí thải.
Nhà sáng lập GreenSwapp, Ajay Varadharajan tin rằng bước đi đầu tiên để giảm khí thải chính là thực sự hiểu rõ được vấn đề. Công ty có trụ sở tại Hà Lan này định giúp những doanh nghiệp bán hàng tạp hóa trực tuyến và cung cấp dịch vụ vận chuyển thực phẩm nắm được lượng khí thải carbon do họ thải ra.
Ông Varadharajan đã viết một thuật toán giúp thu thập thông tin về các thực phẩm đăng trên các bài báo nghiên cứu đã xuất bản, từ đó gắn thông tin về khí thải carbon vào mã vạch của tất cả các loại thực phẩm. Thuật toán này sau đó sẽ điều chỉnh các con số với thông tin về công nghệ sản xuất và đóng gói sản phẩm.
Thông qua ứng dụng của GreenSwapp, những người tham dự CES có thể quét mã vạch của các thùng sữa đang trưng bày để so sánh lượng carbon được thải ra trong quá trình sản xuất. Công ty khẳng định có thể sử dụng ứng dụng này cho bất kỳ loại thực phẩm nào có mã vạch.
Theo ông Varadharajan, dù thông tin này hữu ích cho người tiêu dùng, xong nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi các công ty thực phẩm sử dụng để theo dõi lượng khí thải do họ tạo ra.
Trong khi một số công ty muốn chia sẻ thông tin này với khách hàng, ông Varadharajan khuyến nghị các doanh nghiệp nên chia sẻ thông tin trong nội bộ trước để đề phòng việc chính phủ điều chỉnh các quy định liên quan. Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) dự kiến sẽ sớm yêu cầu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ công khai lượng khí thải của doanh nghiệp.
Cùng với đó là những thiết bị công nghệ đảm bảo sự an toàn đối với sức khoẻ của người sử dụng.
Nếu quy định này được áp dụng, Mỹ sẽ là quốc gia tiếp theo sau Anh và Nhật Bản yêu cầu các công ty lớn công bố thông tin này. Liên minh châu Âu (EU) đang trong quá trình hoàn tất các tiêu chuẩn báo cáo.
Năm nay, công ty Goodyear Tire & Rubber đã ra mắt các mẫu lốp mới, sử dụng 90% là các vật liệu bền vững. Công ty hiện đang có thị phần lốp xe lớn nhất tại Mỹ này khẳng định sản phẩm đã có sự cải thiện về hiệu suất vận hành, giúp người dùng tiết kiệm năng lượng, kể cả khi lốp được lắp vào xe điện.
Dù công ty không tiết lộ cụ thể lượng carbon giảm đi trong quá trình sản xuất hay tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng trong quá trình vận hành sản phẩm, song doanh nghiệp đã đi đúng hướng trong việc sử dụng các nguyên liệu xanh.
Thay vì sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, lốp xe mới đã sử dụng dầu đậu nành dư thừa để để duy trì độ mềm dẻo, silica từ vỏ trấu để tăng độ bám và giúp tiết kiệm nhiên liệu. Giám đốc điều hành Goodyear Tire & Rubber, Rich Kramer khẳng định sản phẩm là bước đi giúp công ty hướng tới mục tiêu không phát thải vào năm 2050.
Theo tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận