Dự báo giá vàng SJC ngày 11/1: Biến động nhẹ trong căng thẳng
Dự báo giá vàng ngày 11/1, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao đã đẩy đồng USD đi lên và gây ra tình trạng bán tháo vàng. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng hơn 1% lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020, qua đó làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
- Dự báo giá vàng SJC ngày 4/1: Khởi động năm mới với đà tăng hưng phấn
- Dự báo giá vàng SJC ngày 31/12: Bình lặng hay nổi sóng?
- Dự báo giá vàng SJC ngày 30/12: Thiết lập mốc giá 56 triệu đồng/lượng
Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty Dự báo giá vàng ngày 11/1, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao đã đẩy đồng USD đi lên và gây ra tình trạng bán tháo vàng. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng hơn 1% lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020, qua đó làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Công ty môi giới đầu tư OANDA cho biết, thị trường vàng đang trải qua một giai đoạn chuyển dịch lớn đối với nhiều nhà đầu tư và họ bắt đầu từ bỏ kênh “trú ẩn an toàn” này. Cùng với đó, thị trường trái phiếu Kho bạc Mỹ dự kiến sẽ đón nhận dòng tiền đổ vào khá mạnh mẽ, điều đó ảnh hưởng tương đối tới sức hấp dẫn của vàng.
Dự báo giá vàng SJC ngày 11/1: Biến động giữa lúc các căng thẳng leo thang.
Theo ông Jeffrey Sica, người sáng lập công ty tư vấn Circle Squared Alternative Investments, kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý chuyển giao quyền lực một cách có trật tự, nhiều nhà đầu tư đã triển khai một số hoạt động chốt lời tạm thời.
Trong tuần vừa qua, với 3 phiên tăng, 3 phiên giảm, giá vàng SJC được các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh tăng bình quân tuần không đáng kể. Còn giá vàng thế giới đã mất gần 3,2% trong cả tuần giao dịch vừa qua. Yếu tố chính chi phối thị trường trong tuần là cuộc đua vào Thượng viện Mỹ tại bang Georgia.
Giá vàng châu Á đã vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce và chạm mức cao nhất 8 tuần trong bối cảnh số ca lây nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng cao và nhiều quốc gia tăng cường phong tỏa cũng như đẩy mạnh tiêm vaccine ngừa dịch.
Giá vàng trong nước đã giảm liên tiếp trong 2 phiên cuối tuần. Giá vàng thế giới giảm hơn 4% trong phiên 8/1 và ghi nhận tuần giao dịch kém nhất từ tháng 11/2020 tới nay do triển vọng về sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ ở Washington đã tác động đến giá kim loại quý.
Trong nước, giá vàng mở đầu phiên giao dịch tuần mới tại hệ thống các tổ chức lớn rơi vào khoảng 55,30-56,00 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC niêm yết ở thị trường Hà Nội ở mức 55,30 - 56,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), chênh lệch mua vào bán ra ở mức 0,72 triệu đồng/lượng.
Tiếp đó, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cũng niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,30 - 56,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), chênh lệch mua vào bán ra ở mức 0,70 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,35 - 56,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), chênh lệch mua vào bán ra ở mức 0,60 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI cơ sở TP. HCM niêm yết ở mức giá 55,30- 56,05 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua vào bán ra ở mức 0,75 triệu đồng/lượng. Mức giá niêm yết ở DOJI tại TP. Hà Nội là 55,30 – 56,00 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua vào bán ra ở mức 0,70 triệu đồng/lượng.
Tại tiệm vàng Mi Hồng, giá niêm yết ở mức 55,65 – 55,93 triệu đồng/lượng ( mua vào – bán ra), chênh lệch mua vào bán ra ở mức 0,27 triệu đồng/lượng.
Nhiều nhà phân tích cũng nhận định một số nhà đầu tư có thể đã chuyển hướng dòng tiền sang đồng tiền kỹ thuật số bitcoin – vốn đã ghi nhận một đợt tăng giá ấn tượng trong thời gian gần đây.
Phân tích kỹ thuật, giá vàng SJC trong nước được dự báo sẽ biến động giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần, ngày 11/1.
Theo tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận