Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 6/5: Nhà đầu tư thận trọng
Dự báo giá vàng ngày 6/5, giá vàng thế giới sau khi tiếp cận gần vùng kháng cự tâm lý 1800 USD/Oz thì có sự sụt giảm rất mạnh về 1770 USD/Oz sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết ‘lãi suất sẽ cần phải tăng vào một thời điểm nào đó’.
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 5/5: Gian nan đà tăng
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 4/5: Rủi ro cao
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 28/4: Tâm lý bất ổn bủa vây nhà đầu tư
Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí nắm giữ vàng. Bên cạnh đó, sự mạnh lên của đồng USD cũng làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này.
Trong phiên giao dịch đêm 4/5, giá vàng thế giới đi xuống. Cụ thể, giá vàng giao ngay giảm 0,9% xuống 1.776,73 USD/ounce, còn giá vàng giao dịch kỳ hạn cũng giảm nhẹ và đóng phiên ở mức 1.776 USD/ounce.
Sự không chắc chắn đang tràn ngập thị trường vàng.
Mở cửa sáng nay, Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,35 - 55,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên giá mua vào và giảm 20 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.
Tại Tập đoàn DOJI, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội cũng được giữ nguyên giá mua vào và giảm 50 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, niêm yết ở mức 55,3 - 55,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Nhìn chung, phiên giao dịch ngày 5/5, giá vàng SJC trong nước tại các tổ chức lớn không có nhiều biến động, mức điều chỉnh cao nhất cũng chỉ tới 50 ngàn đồng/lượng.
Với khả năng tăng lãi suất thì vàng sẽ chịu áp lực bán ra, các nhà đầu tư kỳ vọng chu kỳ tăng khi vàng đạt mốc 1800 USD/Oz có thể đã sớm kết thúc.
Dù có nhiều yếu tố hỗ trợ khác như tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, căng thẳng giữa các cường quốc vẫn chưa giảm nhiệt nhưng khả năng vàng sẽ điều chỉnh giảm sau khi đã có giai đoạn tăng ‘nóng’.
Trong khi đó, giá vàng tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên 5/5, khi đồng USD mạnh lên và triển vọng nâng lãi suất tại Mỹ đã đẩy lùi nhu cầu đối với các tài sản an toàn như vàng. Giá vàng giao ngay hạ 0,1%, xuống 1.776,71 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn ổn định ở mức 1.775,90 USD/ounce.
Nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, Jeffrey Halley cho biết đồng USD mạnh hơn và những bình luận về khả năng tăng lãi suất của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tiếp tục đè nặng lên tâm lý các nhà đầu tư vàng châu Á, khiến giá kim loại quý này tiếp tục thất bại trong việc chinh phục mức 1.800 USD/ounce.
Chỉ số USD, thước đo đánh giá diễn biến đồng bạc xanh so với rổ các đồng tiền chủ chốt, đang chuyển biến tích cực và dao động gần mức cao nhất gần hai tuần. Đồng USD mạnh khiến các mặt hàng được định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Cuối ngày 4/5, Bộ trưởng Yellen cho biết bà không nhận thấy sự hình thành nguy cơ lạm phát, đồng thời cho rằng lãi suất của nước này có thể sẽ phải tăng lên “phần nào” để hạn chế lạm phát nếu các đề xuất chi tiêu gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden được thông qua.
Sự chú ý của giới đầu tư hiện đang chuyển hướng sang dữ liệu việc làm tháng 4/2021 của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 7/5 tới nhằm có thêm những mạnh mối về “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng thị trường lao động Mỹ vẫn còn yếu nhiều so với mức cần thiết để có thể tính tới việc giảm bớt chương trình mua tài sản.
Trong một diễn biến khác, giá palladium tăng 0,5% trong phiên này, lên 2.999,49 USD/ounce sau khi chạm mức cao nhất mọi thời đại là 3.017,18 USD/ounce trong phiên trước do lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung kim loại này.
Ông Jeffrey Halley cho biết, giá palladium và bạch kim đều đang hưởng lợi do nguồn cung bị gián đoạn hoặc hạn chế, trong khi nhu cầu tăng vọt từ các nhà sản xuất xe hơi.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận