Giá vàng hôm nay 15/10: Giảm mạnh lên tới 400 nghìn đồng mỗi lượng trước áp lực của đồng USD
Giá vàng hôm nay 14/10, các thông tin kinh tế khả quan được phát đi từ Mỹ đã đẩy giá đồng USD bất ngờ tăng trở lại qua đó tạo sức ép đối với giá kim loại quý này vẫn tiếp tục đà giảm khi thị trường trong nước niêm yết với mức giảm khá sâu tới 400 nghìn đồng mỗi lượng.
- Giá vàng hôm nay 13/10: Trở lại đà giảm trước diễn biến bất lợi cho ông Trump
- Giá vàng hôm nay 12/10: Chủ yếu "án binh bất động" chờ cơ hội bứt phá trong phiên đầu tuần
- Giá vàng hôm nay 9/10: Vượt qua áp lực tìm kiếm đà tăng mới
Giá vàng hôm nay 14/10, ghi nhận lúc 8h40, tại thị trường Hà Nội, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,6 - 56,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 400 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với cùng thời điểm ngày hôm qua.
Trong khi đó, tại Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết cho khu vực Hà Nội ở mức 55,60 - 56,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 300 nghìn đồng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên liền trước.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá vàng SJC cũng được điều chỉnh giảm 400 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với cùng thời điểm ngày hôm qua, niêm yết ở mức 55,6 - 56 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng hôm nay 14/10: Tiếp tục "bốc hơi" lên tới 400 nghìn đồng mỗi lượng trước sứ ép của đồng USD.
Trên thị trường thế giới, giá vàng thế giới giảm 1,9% trong phiên giao dịch ngày 13/10 và để mất ngưỡng 1.900 USD/ounce, giữa bối cảnh đồng USD mạnh lên và hy vọng về gói kích thích kinh tế mới của Mỹ xa dần.
Tới 8h30 sáng 14/10 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.888 USD/ounce (tương đương 53,5 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế phí). Giá vàng giao tháng 12 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.891 USD/ounce.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 1,7%, xuống 1.890,1 USD/ounce. Giá vàng Mỹ kỳ hạn cũng hạ 1,8%, xuống 1.894,60 USD/ounce.
Giá vàng trên thị trường quốc tế tụt giảm do đồng USD bất ngờ tăng vọt trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ được dự báo diễn biến tích cực hơn trong năm 2020 và dòng tiền vẫn tìm đến USD và chứng khoán.
Vàng giảm chủ yếu do dòng tiền đổ mạnh vào đồng bạc xanh của Mỹ và các thị trường chứng khoán trên thế giới do nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận ở cổ phiếu khi thanh khoản tăng trên khắp các thị trường và nhu cầu trú ẩn ở đồng USD khi dịch Covid-19 vẫn lan tràn khắp nơi.
Đồng bạc xanh tăng vọt trở lại khi mà hàng loạt các nước công nghiệp phát triển trong đó có Mỹ chưa thể khống chế được đại dịch Covid-19. Trong khi đó, ông lớn Johnson and Johnson đã phải dừng thử nghiệm vaccine ngừa Covid, vốn trước đó được kỳ vọng rất nhiều.
Đồng USD tăng sau khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ suy giảm 4,3% trong năm nay và tăng 3,1% trong năm sau. Đây là một con số yếu kém so với các năm trước nhưng đã tốt hơn nhiều so với dự báo trước đó.
David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại quý tại High Ridge Futures, cho biết sự bế tắc trong đàm phán gói kích thích tiếp theo tại Mỹ tiếp tục gây áp lực lên các tài sản như vàng, vốn đang dựa vào sự suy yếu của đồng USD.
Trong khi đó, IMF và các cơ quan khác như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lưu ý rằng sự phục hồi kinh tế đang diễn ra nhanh hơn một chút so với dự đoán ban đầu. Điều đó sẽ khiến giới quan sát cho rằng kinh tế thế giới có thể cần ít gói kích thích hơn.
Đồng USD tăng 0,5% so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ, khiến vàng đắt hơn, sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết gói kích thích mới nhất liên quan tới dịch COVID-19 của Tổng thống Donald Trump đã không đáp ứng được những gì mà nước Mỹ đang cần.
Trên Kitco, giám đốc RBC Wealth Management George Gero cho rằng những biến động gần đây trên thị trường đã kìm hãm vàng trở lại ngưỡng 2.000 USD/ounce. Vàng vẫn đang quay quanh ngưỡng 1.900 USD.
Tuy nhiên, Gero kỳ vọng vàng sẽ kết thúc năm tăng điểm mạnh. Chuyên gia này dự báo các quỹ ETF sẽ đẩy mạnh mua vàng, nhất là khi một số thử nghiệm vaccine ngừa Covid phải dừng lại.
Bên cạnh đó, theo Gero, vàng còn được hưởng lợi từ những lo ngại như: căng thẳng Mỹ-Trung, sự hồi phục kinh tế chậm, các cuộc đàm phán kích thích kinh tế gặp khó khăn, đại dịch Covid vẫn còn, vấn đề Bắc Triều Tiên, Trung Đông, Thổ NHĩ Kỳ, Venezuela, Argentina…
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận