Thiếu hụt lao động nghiêm trọng tại các nhà máy công nghệ do ảnh hưởng bởi nCoV
Do ảnh hưởng bởi nCoV, nhiều nhà máy của các công ty công nghệ trên Thế giới đều dừng hoạt động dài ngày bởi sự hiếu hụt lao động trầm trọng cùng với nguồn cung linh kiện cũng chịu ảnh hưởng lớn.
- Australia cấm Huawei khiến 1.500 người lao động mất việc làm
- Bộ GD&ĐT: Các sở cho học sinh nghỉ học tạm thời nếu cần thiết
Trước tình hình dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới (nCoV) gây ra, Trung Quốc đã kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến hết ngày 10/2. Hàng chục ngàn công nhân phải ở lại quê nhà do lệnh cấm di chuyển, dẫn tới thiếu hụt lao động trầm trọng tại các công ty công nghệ lớn trên Thế giới. Đặc biệt là Apple.
Một Giám đốc trong chuỗi cung ứng iPhone chia sẻ vấn đề của họ không phải có tuyển lao động hay không mà là lao động có thể rời khỏi nhà không vì lệnh cấm di chuyển. Họ thiếu nhân sự ở thời điểm hiện tại.
Các nhà phân tích cảnh báo virus Corona mới sẽ làm giảm 10% lượng smartphone xuất xưởng trên toàn cầu năm 2020. Foxconn, Pegatron – hai nhà lắp ráp iPhone lớn nhất cũng như nhiều nhà sản xuất linh kiện khác không nằm ngoài xu thế chung.
Thông thường hiệu suất lao động xuyên suốt kỳ nghỉ Tết rất thấp và dần tăng lên sau đó. Dù vậy, dịch cúm sẽ làm chậm tốc độ tăng năng suất lao động. Hai nguồn tin tiết lộ lượng hàng tồn kho iPhone, đặc biệt là iPhone 11 còn ít, đồng nghĩa với chuỗi cung ứng chịu áp lực lớn hơn trong việc lấy lại tốc độ vốn có.
Nhà chức trách yêu cầu các nhà máy lùi lịch hoạt động trở lại, tuy nhiên, theo nguồn tin, Foxconn được bật “đèn xanh” tại các thành phố như Thâm Quyến, Trịnh Châu. Song vấn đề nhân sự chỉ là một trong các thách thức của họ. Làm thế nào để nhà máy không bị nhiễm virus Corona là vấn đề khác.
Một nhà cung ứng linh kiện cho Apple và Huawei cho biết nếu có nhân viên dương tính với nCoV, toàn bộ nhà máy sẽ phải dừng hoạt động để khử trùng, gia tăng bất ổn và rủi ro.
Lắp ráp điện tử cần tới rất nhiều người. Chẳng hạn, Foxconn tuyển khoảng 430.000 lao động, còn Pegatron cần khoảng 200.000 người trong mùa cao điểm. Khi hàng chục ngàn công nhân sống và làm việc cùng nhau tại các ký túc xá lớn, việc ngăn cản dịch bệnh là thử thách không nhỏ. Rất khó để ông chủ theo dõi được lịch sử di chuyển của nhân viên, thân nhiệt của họ trong 2 tuần trước đó.
CEO Apple Tim Cook trong cuộc họp với nhà đầu tư nói rằng ảnh hưởng của nCoV lúc này chưa rõ ràng. Tương tự Apple, nhiều hãng smartphone Android lớn khác như Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi, các nhà sản xuất notebook như HP, Dell đều phụ thuộc chủ yếu vào dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc. Chỉ có Samsung với nhà máy khổng lồ ở Việt Nam là đã ngừng sản xuất smartphone tại đây từ năm 2019 nhưng vẫn cần linh kiện từ nước này.
Các nhà sản xuất khác như robot, xe hơi đều bày tỏ lo ngại về gián đoạn dài hạn khi một số hãng nói chưa có dấu hiệu rõ ràng khi nào việc sản xuất được phục hồi hoàn toàn
Nếu các công ty vật liệu, linh kiện hoạt động sau ngày 10/2, nó sẽ là vấn đề lớn với cả chuỗi cung ứng. Nhiều linh kiện quan trọng như bảng mạch in, linh kiện thụ động, vỏ, bao bì đều nằm tại Trung Quốc. Thiếu một trong những thứ này, họ không thể xuất xưởng sản phẩm, gây trì hoãn và gián đoạn cho cả ngành điện tử.
Theo Angelo Yu, CEO của Pixe Moving, vấn đề của họ không thể kết thúc trong một sớm một chiều. Dù startup về xe hơi sẽ hoạt động từ ngày 10/2, kỹ sư của họ không có đủ linh kiện cần thiết để làm việc. Đó là vì Vũ Hán, tâm dịch viêm phổi cấp, trung tâm sản xuất quan trọng của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, sẽ dừng mọi hoạt động cho đến ngày 24/2 để hạn chế lây lan nCoV.
Về mặt nhân sự, một số nhân viên của Yu bị mắc kẹt tại quê hương do lệnh hạn chế di chuyển, còn những người khác lại từ chối rời khỏi nhà vì họ không thể mua được khẩu trang và cảm thấy không an toàn nếu ra ngoài mà không có biện pháp bảo vệ. Yu cho biết tới nay, chỉ có một nửa nhân viên quyết định quay lại làm việc.
Facebook cũng đã ngừng nhận đơn đặt hàng mới cho tai nghe Oculus Quest VR mới nhất của mình, với lý do sự bùng phát dịch coronavirus. Đối với những người hâm mộ trò chơi ROG Phone II, Asus cũng đã cảnh báo khách hàng rằng thiết bị sẽ không có sẵn cho đến khi có thông báo mới do coronavirus.
Do đóng cửa nhà máy, Tesla cũng đang thông báo coronavirus sẽ làm cho việc giao hàng Model 3 bị hoãn, mặc dù công ty cho biết họ dự báo sự chậm trễ chỉ trong một đến một tuần rưỡi.
Các thương hiệu Trung Quốc khác dự kiến sẽ thấy cảnh trì trệ trong sản xuất bao gồm Oppo, Xiaomi, Lenovo và Huawei, theo South China Morning Post.
"Các công ty phụ thuộc vào các thành phần linh kiện từ Hồ Bắc sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, chẳng hạn như Lenovo", nhà phân tích di động tại Canalys, cho biết. "Đối với các công ty như Huawei, có hoạt động tại Quảng Đông, tình hình ít nghiêm trọng hơn, mặc dù hiện tại không có công ty nào có thể tiếp tục hoạt động của nhà máy với công suất 100%".
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận