Wifi là gì, các chuẩn và cách bảo mật mạng không dây
Kết nối mạng không dây trên điện thoại, máy tính, tivi đang chiếm vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, thường gặp nhất đó là wifi, vậy thì wifi là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin tổng quan về mạng wifi, các chuẩn và cách bảo mật wifi một cách an toàn
- 5 cách giúp tăng tốc độ Wifi tại gia đình
- Hướng dẫn cách tăng tốc độ kết nối internet qua wifi mới nhất
- Nhận biết những lỗi khiến WiFi bị chậm
1. Wifi là gì?
Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity hay mạng 802.11. Tên gọi 802.11 được bắt nguồn từ viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) được hiểu là mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến.
Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio. Wi-Fi đang có vai trò rất to lớn trong cuộc sống con người khi cung cấp mạng vô cùng tiện lợi. Wifi là công cụ kết nối không thể thiếu trên điện thoại, laptop, máy tính bảng và một số thiết bị thông minh khác như smartwatch.
2. Nguyên tắc hoạt động của mạng Wifi
Nguyên tắc hoạt động của Wifi là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động truyền hình và radio.
Để có được sóng Wifi thì chúng ta cần phải có bộ phát Wifi – chính là các thiết bị như modem, router. Đầu vào, tín hiệu internet nguồn (được cung cấp bởi các đơn vị ISP như FPT, Viettel, VNPT, CMC… hiện nay).
Thiết bị modem, router sẽ lấy tín hiệu internet qua kết nối hữu tuyến rồi chuyển thành tín hiệu vô tuyến và gửi đến các thiết bị sử dụng như: điện thoại, smartphone, máy tính bảng, laptop… Đây là quá trình nhận tín hiệu không dây (hay còn gọi là adapter) – chính là card wifi trên laptop,điện thoại… và chuyển hóa thành tín hiệu internet.
Quá trình này hoàn toàn có thể thực hiện ngược lại, nghĩa là router, modem nhận tín hiệu vô tuyến từ adapter và giải mã chúng, gửi qua internet
3. Một số chuẩn kết nối mạng Wifi hiện nay
Có 6 chuẩn Wifi thông dụng hiện nay đó là a, b, g, n, ac, ax... Trong đó chuẩn ac được sử dụng rộng rãi nhất trên điện thoại, máy tính và những thiết bị thông minh khác.
Chuẩn 802.11
Năm 1997, IEEE giới thiệu chuẩn mạng không dây đầu tiên và đặt tên nó là 802.11. Khi đó, tốc độ hỗ trợ tối đa của mạng này chỉ là 2 Mbps với băng tầng 2.4GHz.
Chuẩn 802.11b
Vào tháng 7/1999, chuẩn 802.11b ra đời và hỗ trợ tốc độ lên đến 11Mbps. Chuẩn này cũng hoạt động tại băng tần 2.4GHz nên cũng rất dễ bị nhiễu từ các thiết bị điện tử khác.
Chuẩn 802.11a
Song song với quá trình hình thành chuẩn b, chuẩn 802.11a phát ở tần số cao hơn là 5GHz nhằm tránh bị nhiễu từ các thiết bị khác. Tốc độ xử lý của chuẩn đạt 54 Mbps tuy nhiên chuẩn này khó xuyên qua các vách tường và giá cả của nó hơi cao.
Chuẩn 802.11g
Chuẩn 802.11g có phần hơn so với chuẩn b, tuy nhiên nó cũng hoạt động ở tần số 2.4GHz nên vẫn dễ nhiễu. Chuẩn này có thể xử lý tốc độ lên tới 54 Mbps.
Chuẩn 802.11n
Ra mắt năm 2009 và là chuẩn phổ biến nhất hiện nay nhờ sự vượt trội hơn so với chuẩn b và g. Chuẩn kết nối 802.11n hỗ trợ tốc độ tối đa lên đến 300Mbps, có thể hoạt động trên cả băng tần 2,4 GHz và 5 GHz.
Chuẩn kết nối này đã và đang dần thay thế chuẩn 802.11g với, phạm vi phát sóng lớn hơn, tốc độ cao hơn và giá hợp lý.
Chuẩn 802.11ac
Là chuẩn được IEEE giới thiệu vào đầu năm 2013, hoạt động ở băng tầng 5 GHz. Chuẩn ac có thể mang đến cho người dùng trải nghiệm tốc độ cao nhất lên đến 1730 Mpbs.
Do vấn đề giá thành cao nên các thiết bị phát tín hiệu cho chuẩn này chưa phổ biến dẫn đến các thiết bị này sẽ bị hạn chế sự tối ưu do thiết bị phát.
Chuẩn 802.11ad
Được giới thiệu năm 2014, chuẩn wifi 802.11ad được hỗ trợ băng thông lên đến 70 Gbps và hoạt động ở dải tần 60GHz. Nhược điểm của chuẩn này là sóng tín hiệu khó có thể xuyên qua các bức tường, đồng nghĩa với việc chỉ cần Router khuất khỏi tầm mắt, thiết bị sẽ không còn kết nối tới Wifi được nữa.
Chuẩn 802.11ax
Wi-Fi 6 là bản cập nhật mới nhất cho chuẩn mạng không dây. Wi-Fi 6 dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.11ax, với tốc độ nhanh hơn, dung lượng lớn hơn và hiệu suất năng lượng được cải thiện tốt hơn so với các kết nối không dây trước đây. Tên gọi mới Wifi 6 này sẽ chính thức được áp dụng từ năm 2019.
Wifi Hotspot
Wifi Hotspot là một công nghệ được tích hợp trên điện thoại giúp ta có thể sử dụng mạng 3G trên chiếc điện thoại đó để phát ra sóng Wifi cho các thiết bị khác sử dụng. Hay nói một cách dễ hiểu, Wifi Hotspot đã biến điện thoại thành một điểm phát sóng Wifi.
Ngoài những chuẩn kết nối kể trên, mỗi thiết bị di động có thể tự phát ra sóng Wifi cho những thiết bị khác. Nói cách khác, thiết bị di động có thể được xem như là một Router.
4. Việt Nam thường sử dụng wifi chuẩn gì?
Tất cả các chuẩn WiFi ở Việt Nam đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, hai chuẩn phổ biến nhất hiện nay là 802.11g và 802.11n và được sử dụng nhiều nhất vẫn là 802.11n, hoạt động ở 2 dải tần 2.4GHz và 5GHz.
Ngày nay một số thiết bị mới được sản xuất ở Việt Nam đã sử dụng các chuẩn 802.11ac, tuy nhiên số lượng này chưa nhiều (mặc dù ở các nước phát triển đã sử dụng rất phổ biến), một phần do chưa phù hợp với hạ tầng mạng còn hạn chế ở nước ta hiện nay.
5. Cách bảo mật mạng Wifi an toàn
Mạng không dây lại rất dễ bị hacker tấn công. Dữ liệu được truyền tải qua hệ thống mạng không dây, các thông tin bạn gửi đi và nhận dễ dàng bị lấy đi bởi kẻ xấu. Kém hơn là hàng xóm cũng có thể "dùng chùa" mạng nhà bạn và việc này sẽ làm tốc độ đường truyền của bạn chậm đi nhiều.
Bảo mật mạng Wifi sẽ có thể giúp việc giữ thông tin của bạn an toàn khi kết nối không dây, đồng thời cũng có thể giúp bảo vệ dữ liệu các thiết bị đang truy cập vào mạng này. Việc biết các cách bảo mật mạng Wifi hết sức cần thiết.
Dưới đây là những cách bảo mật mạng Wifi rất hay mà bạn nên biết:
Sử dụng mật khẩu Wifi đủ mạnh
Đây là cách bảo mật mạng Wifi thông thường nhất mà các người dùng hay làm. Sử dụng một mật mã đa dạng rất quan trọng và mật mã nên bao gồm hỗn hợp số, ký tự và ký hiệu để người khác không thể đoán được. Nếu bạn sợ quên mất mật khẩu, hãy ghi lại vào điệt thoại hay một chỗ nào kín đáo để lấy ra mỗi khi dùng.
Ngoài ra, bạn chỉ nên trao mật mã Wi-Fi cho người đáng tin tưởng và quen biết, tránh để kẻ xấu có được.
Chặn tính năng truy cập từ xa
Bạn tùy chỉnh model router bằng mạng của mình thông qua trình duyệt. Thông thường, router Wi-Fi sẽ có một máy chủ ảo riêng và trang web này có mục đích điều chỉnh thiết bị thường chỉ được truy cập từ trong mạng nội bộ của router này.
Chặn tính năng truy cập từ xa
Lưu ý, các model router hiện nay đều sở hữu tính năng truy cập từ xa (remote access), cho phép bạn truy cập router từ bất cứ nơi nào. Bất kì ai dùng không có mật khẩu vẫn có thể truy cập vào mạng không dây của bạn. Bạn nên tắt tính năng truy cập từ xa để có thể bảo vệ khỏi các vụ tấn công router từ Internet.
Để chặn tính năng này, việc đầu tiên bạn hãy mở giao diện web của router và chọn một trong các tùy chỉnh này “Remote Access”, “Remote Administration” hoặc “Remote Management”. Nếu tính năng này đang được bật bạn hãy chọn tùy chỉnh tắt đi.
Dùng tính năng lọc theo địa chỉ MAC
Các thiết bị công nghệ dùng để truy cập mạng đều sở hữu địa chỉ MAC (Media Access Control) khác nhau. Dùng tính năng lọc theo địa chỉ MAC là cách bảo mật mạng Wifi khá hiệu quả khi người lạ rất khó truy cập trái phép vào mạng Wi-Fi của bạn. Bạn hãy đưa các địa chỉ MAC vào trong danh sách không được truy cập mạng không dây của mình.
Tính năng lọc theo địa chỉ MAC cực hữu ích
Trên laptop dùng Windows 7, bạn hãy mở trình đơn Start, tại ô Search, nhập “cmd” và nhấn Enter để tìm địa chỉ MAC. Tiếp đến, hiện trên cửa sổ lệnh (màu đen) bạn hãy nhập dòng lệnh ipconfig /all, nhấn Enter, bạn sẽ thấy địa chỉ MAC của máy tính. Nếu bạn dùng Mac OS X, mở System Preferences rồi nhấn Network. Cuối cùng, bạn ấn vào Wifi trong danh sách bên trái, và chọn Advanced.
Ngoài ra, bạn có thể thiết lập thiết bị Wiii không mã hóa (Open), sau đó cho các thiết bị truy cập vào mạng Wifi trong danh sách các thiết bị được quyền truy cập bao gồm địa chỉ IP, địa chỉ MAC.
Đặt lại thiết lập an ninh cho Wifi
Cuối cùng, việc thiết lập an ninh cho mạng Wifi là việc bạn nên làm để tránh bị kẻ xấu truy cập vào mạng không dây.
Thiết lập an ninh bằng cách chọn giao thức WPA2
Bắt đầu bằng việc kiểm tra xem Wifi nhà bạn đang có sẵn biện pháp an ninh nào tại nhà bằng cách nhìn vào mục Thiết lập mạng không dây. Nếu mạng Wifi được bảo vệ bởi WEP, WPA hoặc WPA2 thì tính bảo mật sẽ không hề cao vì WEP hiện là giao thức an ninh mạng không dây lâu đời nhất và cũng kém hơn so các giao thức đời mới. WPA bảo vệ an ninh tốt hơn WEP tuy nhiên hiện nay giao thức WPA2 là ổn nhất. Bạn nên cài WPA2 cho mạng nhà mình.
Quan tìm hiểu về khái niệm wifi là gì để giúp bạn hiểu rõ hơn về nó và có thể tự tin cấu hình bảo mật mạng Wifi tăng tốc độ cũng như độ an toàn khi sử dụng mạng internet.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận