Công nghệ trên đồng hồ định vị có thể bảo vệ trẻ em an toàn hơn
Vụ việc học sinh lớp 1, Trường Quốc tế Gateway tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón ở Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Đó là hồi chuông cảnh báo để các phụ huynh sử dụng công nghệ vào những biện pháp bảo vệ con an toàn hơn trong không ít trường hợp tương tự xảy ra.
- 5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
- Những gì bạn muốn biết về 5G
- 6 điểm yếu chí tử của công nghệ 5G
- Samsung định đưa công nghệ 5G xuống phân khúc smartphone giá rẻ
Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khoảng cuối 2015 và phổ biến từ giữa năm 2016, đồng hồ định vị cho trẻ em dần chiếm lĩnh thị trường do thiết kế thuận tiện để trẻ nhỏ dễ mang theo. Ngoài khả năng theo dõi vị trí tức thời, nó còn có nút gọi khẩn cấp, đàm thoại hai chiều và ghi âm từ xa.
Định vị GPS, giám sát wifi, định vị Glosnass, định vị Beidou (Bắc Đẩu) và định vị trạm phát sóng di động LBS là những công nghệ phổ biến và chính xác nhất hiện nay trên thế giới được thiết lập cho các loại đồng hồ định vị theo dõi trẻ em. Mỗi công nghệ đều có ưu, nhược điểm nhất định tùy thuộc vào mục đích sử dụng, phụ huynh có thể lựa chọn cho con mình chiếc đồng hồ phù hợp.
Công nghệ định vị GPS (Global Positioning System) là công nghệ giám sát, theo dõi vị trí dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất. Đặc điểm nổi bật của hệ thống này là cho kết quả có độ chính xác cao. Tuy nhiên GPS chỉ hoạt động tốt khi đang ở ngoài trời, thời tiết tốt và không có vật cản. Đối với những nơi có vật cản, nhiều nhà cao tầng sẽ làm giảm mạnh tính chính xác của phương thức định vị GPS.
Định vị Wi-Fi: là công nghệ chỉ xuất hiện trên một số dòng đồng hồ cao cấp, phương thức theo dõi và giám sát này dựa vào vị trí của các bộ Wi-Fi thông qua địa chỉ MAC được google ghi nhận mà đồng hồ bắt được tín hiệu. Do tầm phủ sóng của wi-fi chỉ trong bán kính 100 - 200m nên đồng hồ cho vị trí chính xác cao, tốc độ trả kết quả nhanh gần như ngay lập tức. Công nghệ định vị wi-fi chỉ hữu dụng tại các thành phố nơi có mật độ mạng wi-fi lớn. Tuy nhiên, ở những nơi mạng Internet kém thì có thể không sử dụng được chế độ định vị này.
Công nghệ Glosnass (Globalnaya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema) do Nga phát triển, có hệ thống vệ tinh bay trên 3 mặt phẳng quỹ đạo giúp việc xác định vị trí chính xác, chức năng tương tự như hệ thống định vị GPS, Glosnass cho độ chính xác ngang bằng với GPS. Đồng hồ thông minh sử dụng định vị GPS và Glosnass, độ chính xác sẽ rất cao. Đặc biệt để tiết kiệm pin cho đồng hồ, định vị Glosnass chỉ kích hoạt khi tín hiệu định vị GPS yếu.
Công nghệ định vị LBS (Location Based Service): là hệ thống định vị dựa vào vị trí các trạm thu phát sóng BTS của nhà mạng di động, chủ yếu sử dụng để xác định các mục tiêu từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại, máy tính. Do đó, thiết bị tích hợp công nghệ này có thể định vị sai số nhiều hơn thực tế. Tuy nhiên, trạm thu phát sóng của nhà mạng di động có mặt khắp mọi nơi nên LBS có thể xác định vị trí của chủ thể trong phòng kín, nhà cao tầng, kể cả tầng hầm chung cư - những nơi có vật cản phía trên mà cách theo dõi bằng GPS và wi-fi khó làm được. Nên chọn đồng hồ sử dụng định vị LBS khi không yêu cầu tính xác cao.
Định vị Beidou (Bắc Đẩu): là hệ thống định vị do Trung Quốc phát triển, phủ khắp ở châu Á và tây Thái Bình Dương. Chính vì hoạt động trong phạm vi nhỏ hơn GPS và Glosnass nên Beidou cho độ chính xác cao, sai số chỉ trong khoảng 10m.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận