Khai thác tiềm năng của 5G nhờ giải pháp Secure SD-WAN
Hệ thống mạng 5G với tốc độ cao và độ trễ thấp sẽ chuyển đổi cách thức vận hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hành trình tiến tới việc phủ sóng 5G trên toàn bộ hệ thống sẽ không thể xảy ra ngày một ngày hai. Ngay cả khi công nghệ này trở nên phổ biến hơn thì hiện nay vẫn có rất ít các thiết bị có thể hỗ trợ mạng 5G và càng ít hơn các ứng dụng cần tới mức hiệu suất mà các hệ thống mạng 5G cung cấp. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải để mở mọi tùy chọn về kết nối, ngay cả khi mạng 5G đã phủ sóng khu vực của họ.
- Dell EMC SD-WAN - Cuộc cách mạng của các giao thức kết nối truyền thống
- Biến rác thành điện - Từ tiềm năng lớn vẫn còn thiếu chính sách phù hợp
- Những ứng dụng tiềm năng của 5G tại Việt Nam
Hệ thống mạng thông minh thúc đẩy chuyển đổi 5G
Với tất cả các tùy chọn sẵn có hiện nay, việc quản trị và bảo mật các kết nối mạng trở nên phức tạp hơn. Các tổ chức không những phải cung cấp đúng loại kết nối cho thiết bị cụ thể sử dụng một ứng dụng nhất định, mà còn phải phát hiện khi có thay đổi về các yêu cầu kết nối, hoặc khi có một kết nối bắt đầu bị ngắt. Ngoài ra, các tổ chức còn phải có khả năng thay đổi kết nối nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc gây ra bất kỳ gián đoạn nào.
Đồng thời, họ cũng phải có các chiến lược bảo mật, sẵn sàng ngăn chặn các truy cập nhạy cảm tiềm ẩn mối nguy hại khi các kết nối này được chuyển đổi. Để đạt được khả năng bảo mật này, đòi hỏi các mạng thông minh có thể xem xét các quyết định được đưa ra ở cấp độ kết nối hay cấp độ hệ thống mạng.
Điều này có thể giúp đánh giá hiệu suất của người dùng cuối, thiết bị biên hoặc thiết bị IoT, từ đó hiểu được các yêu cầu về hiệu suất của một ứng dụng. Sau đó, hệ thống không chỉ cần tổng hợp được các yêu cầu này để đưa ra kết nối khả thi nhất có thể, từ đó thay đổi các kết nối khi cần thiết; mà còn phải duy trì tính năng bảo mật như một phần tích hợp của quy trình này để đảm bảo mọi thứ được điều chỉnh đồng thời.
Đây là một thách thức vô cùng phức tạp mà ít nhà cung cấp nào có thể tìm ra cách giải quyết. Điều cần phải lưu ý là việc bổ sung thêm mạng 5G vào danh sách các tùy chọn khả dụng sẽ không đơn giản là có thêm một lựa chọn kết nối khác.
Thay vào đó, việc bổ sung nhiều tùy chọn vào một hệ thống được xây dựng bởi nhiều bộ phận đang hoạt động, có thể đặt ra thách thức trong việc lựa chọn, giám sát và quản trị các kết nối, thậm chí vượt xa khả năng hoạt động và quản lý của các bộ định tuyến biên truyền thống.
Công nghệ SD-WAN hỗ trợ việc phủ sóng mạng 5G
Do các bộ định tuyến WAN truyền thống không được thiết kế để đáp ứng sự phức tạp về kết nối mạng rất nhiều nhánh như hiện nay, thì khi các tổ chức bắt đầu cân nhắc việc chuyển đổi mạng 5G, họ cũng nên xem xét chuyển sang sử dụng công nghệ SD-WAN.
Không chỉ được thiết kế để hỗ trợ và quản trị kết nối 5G, các giải pháp này còn có thể tự động xác định các yêu cầu cần thiết để xây dựng kết nối phù hợp bất kỳ ứng dụng hoặc dịch vụ nào.
Bất kể số lượng người dùng thực hiện kết nối với các dịch vụ khác nhau, công nghệ SD-WAN vẫn có thể cung cấp tính linh hoạt cần thiết để thiết lập và thay đổi các kết nối dựa trên yêu cầu băng thông, chất lượng kết nối và chi phí. Nếu một kết nối suy giảm do độ trễ hoặc mất dữ liệu, giải pháp này cũng có thể chủ động chuyển đổi sang kết nối khác.
Giải pháp Secure SD-WAN có thể duy trì tính năng bảo mật quan trọng, như là một thành phần tích hợp của quy trình quản trị kết nối. Bằng cách sử dụng công nghệ SD-WAN, các tổ chức có thể đảm bảo tất cả các thiết bị có tốc độ kết nối nhanh nhất có thể tại mọi thời điểm mà không ảnh hưởng đến tính linh hoạt, khả năng hiển thị hoặc trạng thái bảo mật.
Sự cần thiết của việc thay đổi giải pháp bảo mật truyền thống
Bên cạnh những lợi ích mà công nghệ này mang lại, SD-WAN cũng giống như bất kỳ giải pháp nào khác đều không thể hoàn hảo. Khi thực hiện chuyển đổi từ bộ định tuyến WAN truyền thống sang công nghệ SD-WAN, các tổ chức sẽ không sử dụng được các biện pháp bảo vệ liên quan đến lưu lượng truy cập đi qua trung tâm dữ liệu.
Trong khi hầu hết các giải pháp SD-WAN cung cấp một số công cụ cơ bản để thay thế toàn bộ công cụ bảo mật doanh nghiệp (ví dụ mạng riêng ảo VPN và tường lửa bị phá bỏ), thì các giải pháp này vẫn không đủ hiệu quả.
Để hỗ trợ các yêu cầu về kết nối và băng thông của các tổ chức hiện nay cũng như các ứng dụng của họ, giải pháp Secure SD-WAN có thể quản lý hiệu quả và bảo mật các môi trường thay đổi liên tục theo gian thực. Các công cụ bảo mật sẽ gặp khó khăn để đáp ứng khi các yêu cầu về kết nối và ứng dụng thay đổi, dẫn đến các lỗ hổng tạo thuận lợi cho tội phạm khai thác trái phép hệ thống mạng.
Mạng 5G làm tăng thêm độ phức tạp của bảo mật SD-WAN
Ngoài các thách thức thông thường, độ phức tạp của bảo mật SD-WAN cũng tăng lên khi 5G được đưa vào hệ thống. Để theo kịp tốc độ 5G và tránh việc bảo mật thông tin trở thành một nút cổ chai nghiêm trọng khi thực hiện các tác vụ thiết yếu như kiểm tra lưu lượng mã hóa, thì giải pháp bảo mật sẽ cần phải hoạt động nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Thực tế, còn phải nhanh hơn hầu hết các sản phẩm bảo mật được thiết kế theo mục đích hiện nay. Khi lưu lượng truy cập được mã hóa tăng lên so với tỷ lệ hiện nay là hơn 70% trên tổng lưu lượng truy cập mạng, thì tỷ lệ ứng dụng cũng tương tự đối với TLS 1.3, phiên bản kế tiếp của SSL nhanh hơn và an toàn hơn. Xem xét những thay đổi này, đảm bảo rằng bảo mật có thể hỗ trợ tốc độ 5G mà không làm gián đoạn kết nối là điều cần thiết hơn bao giờ hết.
Việc đạt được mức độ bảo mật này không hề dễ dàng. Kiểm tra lưu lượng mã hóa làm giảm hiệu suất của giải pháp tường lửa thế hệ mới (NGFW) đến mức nhiều nhà cung cấp từ chối công bố các số liệu về hiệu suất của họ. Điều đó có nghĩa là, việc tích cực kiểm tra lưu lượng truy cập mã hóa ngày càng tăng, đặc biệt là khi sử dụng TLS 1.3 để bảo mật các kết nối 5G, sẽ gây ra tác động tiêu cực đến tường lửa và kết nối SD-WAN khi kỳ vọng về hiệu suất tăng lên, đe dọa một trong những lý do chính mà mạng 5G được ứng dụng ban đầu.
Để đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất mới này và theo kịp các tác vụ như kiểm tra lưu lượng mã hóa, các tổ chức phải áp dụng giải pháp Secure SD-WAN được xây dựng theo mục đích hiệu suất. Bằng cách sử dụng các ASIC bảo mật được xây dựng theo mục đích, trái ngược hoàn toàn với các bộ xử lý thương mại, giải pháp Secure SD-WAN của Fortinet là thiết bị duy nhất được thiết kế để quản lý các chức năng bảo mật quan trọng, trong khi vẫn duy trì hiệu suất ở mức độ này.
Bảo mật cũng phải được tích hợp liền mạch với kết nối mạng của SD-WAN để đảm bảo rằng, khi một kết nối cần phải thay đổi, cả hai phần đều phản hồi như một hệ thống hợp nhất duy nhất. Ngoài ra, giao diện quản lý hợp nhất sẽ đảm bảo rằng mọi thay đổi trong môi trường SD-WAN sẽ được hiển thị và dễ dàng được quản lý thông qua cơ chế single pane of glass (một ô cửa kính duy nhất). Fortinet là hãng SD-WAN duy nhất cung cấp các khả năng thiết yếu này.
Khi công nghệ 5G là xu hướng phát triển ưu tiên như hiện nay, thì càng cần coi trọng vai trò của giải pháp Secure SD-WAN trong bất kỳ chiến lược kết nối từ xa nào.
Các dịch vụ SD-WAN được xây dựng với cơ sở hạ tầng dịch vụ tích hợp tính năng kết nối mạng và tính năng bảo mật an ninh vào một giải pháp duy nhất, kết hợp với phần cứng được thiết kế để cung cấp hiệu suất và khả năng mở rộng cần thiết đối với hệ thống mạng hỗ trợ công nghệ 5G, được coi là giải pháp hoàn hảo cho các tổ chức đang chuyển đổi mạng 5G. Với chức năng nâng cao hữu ích, các tổ chức có thể tránh được các rủi ro khi họ tiến tới con đường khai thác toàn diện công nghệ 5G.
Satish Madiraju - Giám đốc phụ trách Sản phẩm và Giải pháp, Công ty Fortinet
Theo An toàn Thông tin
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận