Tại sao Toyota quyết không từ bỏ xe động cơ đốt trong?
Trong khi các quốc gia đang nỗ lực để thực thi COP26 nhưng với "ông lớn" của ngành công nghiệp ô tô là Toyota lại đang đi ngược lại xu thế này khi cho rằng thế giới vẫn chưa sẵn sàng cho các phương tiện giao thông không phát thải.
- Chuẩn mới của hệ thống sạc pin xe điện của Keysight giảm thiểu tác động đến môi trường
- Xe hybrid đang trở thành vật cản lớn với quá trình điện hoá hoàn toàn xe ô tô
- Drako Motors: Siêu xe điện có giá triệu đô vẫn phải “nhái” kiểu dáng của hãng khác
Sáu nhà sản xuất ô tô lớn, bao gồm General Motors, Ford, Volvo Cars và Mercedes-Benz của Daimler AG đã ký Tuyên bố Glasgow về sản xuất ô tô và xe tải không phát thải. Một số quốc gia bao gồm cả Ấn Độ cũng có hành động tương tự.
Tuy vậy, Toyota và nhà sản xuất ô lớn thứ 2 thế giới Volkswagen AG, cũng như các thị trường ô tô lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Đức lại không hành động như vậy.
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2021, có sự chênh lệch lớn trên toàn cầu trong việc sở hữu xe điện. Doanh số xe điện tăng mạnh ở Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, tổng số lượng đăng ký ô tô điện đến năm 2020 ở Nam Mỹ với dân số hơn 420 triệu người chỉ dưới 18.000 xe.
Dù được xem là "ông lớn" trong ngành công nghiệp ô tô thế giới với các sản phẩm xe điện hiện đại nhưng Toyota vẫn không chịu tử bỏ các sản phẩm động cơ đốt trong.
Trong khi đó, một phân tích tương tự khác cách đây ba năm của hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), các hãng ô tô có kế hoạch chi tiêu 300 tỷ USD cho xe EV và các công nghệ liên quan.
Nhưng các quy định bắt buộc về phát thải carbon bằng 0 tại nhiều thành phố như London và Paris, và nhiều quốc gia từ Na Uy đến Trung Quốc, làm tăng thêm sự cấp thiết đối với khoản cam kết đầu tư liên quan đến xe điện của ngành công nghiệp ô tô.
Phân tích gần đây của Reuters cho thấy các hãng sản xuất ô tô có kế hoạch chi tiêu khoảng 515 tỷ USD trong vòng 5 năm tới 10 năm để phát triển và chế tạo các loại xe chạy bằng pin mới cũng như chuyển hướng khỏi động cơ đốt trong.
Tuy nhiên, các nhà điều hành trong ngành công nghiệp ô tô vẫn tỏ ra lo ngại về khả năng nhu cầu của người tiêu dùng đối với xe EV giảm nếu không có thêm những chính sách ưu đãi bổ sung cũng với đó là các khoản chi tiêu lớn cho cơ sở hạ tầng và công suất của các điểm sạc điện.
Trong khi đó, các áp lực chính trị và quy định đang hình thành để buộc các hãng sản xuất ô tô thế giới bắt đầu giai đoạn giảm dần sản xuất ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả xe lai (hybrid) chạy bằng xăng và điện, trong vòng 10-15 năm tới. Đồng thời, các quy định mới sẽ thúc đẩy các hãng ô tô tăng cường sản xuất các mẫu ô tô chạy điện hoàn toàn.
Một số quốc gia như Singapore và Thụy Điển, cho biết họ sẽ cấm bán những mẫu ô tô sử dụng động cơ đốt trong mới vào năm 2030. Thậm chí, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông mong muốn 40-50% lượng ô tô bán ra năm 2030 là xe EV.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận