Biến thể Delta là gì và vì sao nó lây lan nhanh?
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) tính đến ngày 20/7, biến thể Delta đã xuất hiện tại 124 quốc gia và vùng lãnh thổ. Biến thể này có tốc độ lan nhanh hơn khoảng 40-60% so với chủng Alpha và nó nhanh chóng vượt qua các biến thể khác trở thành biến thể "thống trị" trên toàn cầu trong những tháng tới.
- Những điều cần biết trước và sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
- AI sẽ giúp vaccine bắt kịp các biến thể của virus SARS-CoV-2
- Bản tin công nghệ 24/7: Lan toả thông điệp 5K cộng vaccine và công nghệ
Biến thể detla. Ảnh Sở Y tế Hà Nội
Biến thể Delta là gì?
Biến thể Delta là biến chủng của virus SARS-CoV-2 (Corona), WHO đánh giá biến thể này là 1 trong 4 biến chủng virus Corona mới thuộc nhóm đáng lo ngại hiện nay. Ashish Jha, trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Brown, cho biết: "Đây là phiên bản dễ lây nhiễm nhất của virus kể từ đầu đại dịch".
WHO đã thống nhất gọi 4 biến chủng mới theo các ký hiệu bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Theo đó, biến thể Delta (còn được gọi là B.1.617.2) là tên của biến thể virus Corona chủng mới được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 12/2020.
Biến chủng này được coi là biến thể nguy hiểm nhất trong số 4 biến thể virus Corona mới được phát hiện. Hiện đã có hơn 124 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng này và nó đang lây lan với tốc độ vượt ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia dịch tễ.
Biến thể Delta lây lan như thế nào?
Một nghiên cứu cho thấy biến thể tạo ra nhiều bản sao virus hơn trong thời gian ngắn khi tồn tại ở tế bào. Công trình được đăng tải trên trang web Virological vào tháng 7. Các nhà khoa học Trung Quốc đã so sánh hàng chục ca nhiễm Delta với chủng nCoV từ đầu dịch. Họ phát hiện bệnh nhân có lượng virus cao gấp 1.260 lần.
"Rất nhiều virus tồn tại trong cơ thể. Lượng virus nhân lên nhanh với thời gian ngắn hơn, 5 phút, 7 phút. Bạn sẽ mắc bệnh dù đứng cách nguồn lây tới 1,8m", tiến sĩ Jha giải thích. "Những người chưa tiêm chủng lây bệnh với thời gian tiếp xúc ngắn hơn rất nhiều", bà nói.
Thời gian ủ bệnh ở người nhiễm biến thể Delta ngắn hơn. Các triệu chứng sẽ biểu hiện sau 4 ngày, thay vì 6 ngày như chủng virus ban đầu. Theo giáo sư David Wohl, chuyên khoa truyền nhiễm, Đại học Y North Carolina, biến thể Delta tập trung nhiều ở đường hô hấp trên như mũi, họng. Khi ho, hắt hơi, bệnh nhân phát tán lượng lớn hạt virus ra không khí.
Lý giải tốc độ lây lan của biến chủng Delta diễn ra nhanh, ông Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết nguyên nhân chính nằm ở tỉ trọng của biến chủng Delta. Biến thể này là có tỉ trọng nhẹ hơn các biến chủng khác, do đó thời gian chúng lơ lửng, di chuyển trong không khí lâu hơn trước khi rơi xuống các bề mặt. Điều này làm bệnh dễ lây hơn với tốc độ nhanh, chu kỳ lây bệnh ngắn. Nhiều trường hợp, chỉ cần tiếp xúc gần, không trực tiếp, bệnh dịch vẫn có thể lây lan mạnh.
Đặc biệt, biến thể Delta lây lan rất mạnh trong môi trường kín. PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) phân tích: “Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí và dễ phát tán, làm tăng khả năng lây lan. Điều này có thể thấy rõ ở những ổ dịch trong nhà máy, khu công nghiệp, quán bar hay phòng karaoke…”.
Các loại vắc xin Covid-19 có chống được Delta không?
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn khẳng định vắc xin là phương pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus. Các loại vaccine hiện nay được công nhận về hiệu quả với biến thể Delta, dù các biến thể mới liên tục xuất hiện, kéo theo mối lo lắng về nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
Giáo sư Dịch tễ học, Y tế công cộng - Chris Robertson (Đại học Strathclyde) cho biết biến chủng Delta làm tăng nguy cơ nhập viện của người nhiễm nhưng việc tiêm vaccine có thể làm giảm nguy cơ này. Ông cho biết, việc hoàn thiện phác đồ với 2 liều vắc xin hoặc 1 liều trong vòng 28 ngày sẽ giúp giảm nguy cơ nhập viện tới 70%.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận