Khi COVID-19 tiếp tục tác động sâu đến cơ thể chúng ta
Bệnh nhân mắc COVID-19 không chỉ bị tổn thương phổi mà còn có nguy cơ bị suy thận, tổn thương gan, tim, não, hệ thần kinh, da và đường tiêu hóa.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Tượng đài âm nhạc thế giới chung sức chống dịch COVID-19
- Áo chống lây virus corona
- Clip: Những lưu ý khi sử dụng phương tiện công cộng trong đại dịch Covid-19
Nghiên cứu này do nhóm nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia ở thành phố New York (Mỹ) nghiên cứu ra: "Virus SARS-CoV-2 tấn công hầu như mọi hệ thống nội tạng trong cơ thể con người, trực tiếp làm tổn thương các cơ quan và khiến máu vón cục, suy tim, suy thận".
"Các bác sĩ cần nghĩ về COVID-19 như một căn bệnh đa tạng" - Tiến sĩ Aakriti Gupta, một chuyên gia trong nhóm nghiên cứu phụ trách về mảng tim mạch tại Đại học Columbia, cho biết. "Có rất nhiều ghi nhận về chứng đông máu nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng: một tỷ lệ đáng kể những bệnh nhân này cũng bị tổn thương thận, tim và não".
Phần lớn thiệt hại do virus gây ra dường như là do mối quan hệ của nó với một thụ thể được gọi là ACE2. Các tế bào nội mô, trong thận, ống gan, tuyến tụy, trong đường ruột và niêm mạc đường hô hấp đều được bao phủ bởi các thụ thể ACE2, mà virus có thể sử dụng để lây nhiễm các tế bào.
Hình ảnh covid- 19 lây qua phổi thông qua tế bào thụ thể ACE2.
Bệnh nhân khi mắc COVID-19 cũng khiến cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch. Một phần của phản ứng đó bao gồm việc sản xuất các protein gây viêm được gọi là cytokine.
Tình trạng viêm này có thể làm hỏng các tế bào và các cơ quan hội chứng Cytokine (Cytokine là các protein hay glycoprotein không phải kháng thể được sản xuất và phóng thích bởi các tế bào bạch cầu viêm và một số tế bào khác không phải bạch cầu) một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
Tiếp đó là hiệu ứng đông máu dường như được gây ra bởi một số cơ chế khác nhau: tổn thương trực tiếp của các tế bào nội mô và can thiệp vào các cơ chế đông máu khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho biết nồng độ oxy trong máu thấp do viêm phổi có thể khiến máu dễ đông đặc hơn.
Những cục máu đông này có thể gây ra đột quỵ và đau tim hoặc có thể nằm trong phổi hoặc chân. Chúng làm tắc nghẽn thận và can thiệp vào các phương pháp điều trị lọc máu cần thiết cho những bệnh nhân bị bệnh nặng.
Những cục máu đông này có thể gây ra đột quỵ
Kế đến là tổn thương tuyến tụy có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã được chứng minh là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và dễ tử vong hơn.
Virus có thể gây tổn hại trực tiếp đến não, nhưng một số tác động thần kinh có thể đến từ việc điều trị bệnh. "Bệnh nhân COVID-19 có thể được đặt nội khí quản trong 2 đến 3 tuần, hơn 1/4 trong số đó cần máy thở trong hơn 30 ngày", Tiến sĩ Gupta nói thêm.
"Những lần đặt nội khí quản này thường kéo dài và bệnh nhân cần rất nhiều thuốc an thần. Bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái mê sảng và chịu ảnh hưởng bởi thuốc an thần" - nhóm nghiên cứu chỉ ra.
Virus ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm suy giảm các tế bào T (là một loại tế bào lympho đóng một vai trò trung tâm trong miễn dịch qua trung gian tế bào) mà cơ thể thường sử dụng để chống lại virus.
Còn về trường hợp 2 em bé sơ sinh ở Vũ Hán dương tính với virus SARS-CoV-2 chỉ 30 giờ sau khi sinh lập tức đặt ra nghi vấn liệu mẹ có thể lây virus cho con từ trong bụng hoặc qua sữa mẹ hay không?.
Theo nhà virus học Angela Rasmussen (Đại học Columbia, Hoa Kỳ), có nhiều lý do khiến một em bé nhiễm virus này, chẳng hạn như sinh ra trong một bệnh viện nhiều người nhiễm.
Một nghiên cứu trước đó đăng ngày 13/2 trên tạp chí uy tín The Lancet cũng đưa ra bằng chứng sơ bộ rằng virus SARS-CoV-2 không truyền từ mẹ sang con. Nhóm khoa học đã theo dõi tác động của COVID-19 ở 9 phụ nữ mang thai trú tại Vũ Hán (Trung Quốc).
Một số phụ nữ trong nhóm này bị biến chứng thai kỳ, nhưng tất cả các trường hợp đều sinh con an toàn, không dương tính với virus bệnh. Nghiên cứu này tuy không loại trừ hoàn toàn khả năng lây truyền khi mang thai nhưng nó vẫn nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng trong việc dự đoán về các tác động của COVID-19 đến cơ thể chúng ta.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận