F0 tăng nhanh, Hà Nội thực hiện các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19
Từ 18h ngày 2/3 đến 18h ngày 3/3, Hà Nội ghi nhận 18.661 ca bệnh (6.418 ca cộng đồng, 12.243 ca đã cách ly). Thông tin chính thức được đưa ra theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội.
- Dữ liệu ban đầu về vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi
- Liệu pháp kháng thể đơn dòng trong điều trị COVID-19.
- Con người có thể bị nhiễm virus corona 2 lần hay không?
Các bệnh nhân phân bố tại 525 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Sóc Sơn (958), Long Biên (987), Đông Anh (918), Hoài Đức (936), Nam Từ Liêm (904), Hoàng Mai (922).
Tính từ ngày 29/4/2021 đến nay tổng số mắc tại Hà Nội trong 4 đợt dịch là: 322.222 ca. Bộ Y tế cũng đưa ra thông báo trong ngày3/3, thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 20 ca tử vong vì COVID-19.
Cùng với Hà Nội thì nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng ghi nhận các ca F0 tăng nhanh. Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận cả nước có 118.790 ca nhiễm mới trong ngày 3/3.
Khuyến cáo người dân trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, người dân trên địa bàn thành phố khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19, hoặc liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội qua số điện thoại (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn.
Ngoài ra việc người bệnh chủ động Khai báo y tế hằng ngày trên ứng dụng PC-COVID cũng được khuyến khích. Đặc biệt là những người có biểu hiện ho, sốt. Đây là nguồn tin quan trọng để góp phần giúp các cơ quan y tế kịp thời phát hiện và phân loại những ca F0 trong cộng đồng. Từ đó, phối hợp với các ban ngành chức năng khóa chặt nguồn lây nhiễm.
F0 tăng nhanh và phương án tự điều trị tại nhà cần thực hiện thế nào?
Để hỗ trợ các trường hợp F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng điều trị tại nhà. Hà Nội cũng đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp điều trị tại nhà để người dân có thể chủ động.
Theo đó, các F0 không triệu chứng phải tuân thủ chặt chẽ quy định tự cách ly ở khu vực riêng biệt, tránh tiếp xúc với người xung quanh, sát khuẩn hàng ngày và đảm bảo kết nối thường xuyên với nhân viên y tế để được theo dõi. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý chuẩn bị sẵn các loại thuốc thiết yếu và ăn uống đủ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra cũng cần dự phòng một số loại thuốc và vật tư y tế cần thiết trong nhà có thể kể đến như:
Nhóm thuốc dự phòng gồm: Các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol...
Nhóm thuốc chữa ho; Nhóm thuốc tiêu chảy; Nước súc miệng; Cồn sát trùng; Các thuốc cho bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần)
Thuốc xịt mũi các loại; Vitamine C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, ho.
Vật tư y tế dự phòng gồm có: Nhiệt kế; Máy đo SpO2; Que test nhanh; Khẩu trang; Găng tay; Các máy theo dõi bệnh nền; Những vật tư này cần thiết để người bệnh tự cách ly, tự theo dõi.
Và nhóm thuốc không nên dự phòng, tự điều trị gồm: Kháng sinh; Kháng viêm; Kháng virus.
Một điều rất quan trọng khi sốt và mắc COVID-19 đó là cần uống nhiều nước cả thông thường, nước bù điện giải (uống ấm). Việc uống đủ lượng nước nhằm duy trì sự ổn định của niêm mạc mũi, giảm kích ứng khó chịu khi ho, hắt hơi hay thậm chí là thở. Độ ẩm này giúp bề mặt niêm mạc dễ lành hơn và chống lại sự xâm nhập thêm của vi khuẩn.
Xử lý rác thải của các F0 - Hà Nội cần nâng cao ý thức tự giác của người dân
Dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến hết sức phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh từng ngày. Theo đó, rác thải y tế từ các bệnh viện, cơ sở thu dung điều trị lưu động và tại rất nhiều nhà dân có bệnh nhân F0 trên địa bàn đang gia tăng. Điều này khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch rất cao nếu mỗi người dân, cơ sở y tế không nâng cao ý thức tự giác tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường.
Tại điểm cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người mắc COVID-19 trên địa bàn, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành phương án về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm. Từ đó tránh tình trạng người dân không tuân thủ các quy định về xử lý chất thải của các F0.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội - ông Nguyễn Trọng Đông cho biết: mục đích của phương án trên nhằm kiểm soát tốt công tác quản lý chất thải, đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình thu gom. Thực hiện vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh ngay tại nơi cách ly, điều trị F0 tại nhà. Việc xử lý phải bảo đảm an toàn cho người cách ly, nhân viên y tế, người tham gia quản lý chất thải. Bên cạnh đó, chủ động kiểm soát công tác xử lý chất thải y tế lây nhiễm khi dịch diễn biến phức tạp.
Theo đó, Ủy ban Nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn tăng cường tuyên truyền. Thông tin kịp thời để người dân nắm bắt và thực hiện quy trình, phương án phân loại, thu gom rác thải của các F0. Từ đó tránh lây lan COVID-19 ra cộng đồng. các trường hợp vi phạm trong việc thu gom rác thải của các F0, thành phố chỉ đạo lực lượng Công an tiến hành xử lý kịp thời.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận