Máy khử rung tim: Bảo vệ trái tim người bệnh
Máy khử rung tim (Defibrillator) là một trong số những thiết bị y tế quan trọng nhất trong lịch sử con người. Lần đầu được thử nghiệm vào năm 1899 bởi Jean-Louis Prévost và Frédéric Batelli, hai nhà sinh lý học từ Đại học Geneva, Thụy Sĩ. Chiếc máy đã giúp cải thiện cuộc sống của nhiều bệnh nhận bị bệnh tim.
- Cải thiện tình trạng suy tim bằng máy tạo nhịp tim sinh học
- Máy tạo ion âm là gì? Ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
- Máy tạo Oxy cá nhân chuẩn y tế chuyên gia khuyên dùng
Khử rung tim là một bước quan trọng trong quá trình hồi sức tim phổi (CPR) nhằm phục hồi chức năng tim phổi cho bệnh nhân. Máy khử rung sẽ phóng ra một dòng điện, sốc điện tim, ảnh hưởng đến cơ tim và chấm dứt rối loạn nhịp tim. Khử rung được chỉ định trong các trường hợp rối loạn nhịp tim; khi tim ngừng đập hoàn toàn, trong một số trường hợp, biện pháp không có hiệu quả. Tương tự, trường hợp bệnh nhân còn tỉnh hoặc còn mạch, sử dụng khử rung tim còn có thể gây nguy hiểm lên người bệnh.
Một trường hợp luyện tập sơ cứu bệnh nhân rối loạn nhịp tim bằng máy AED (ảnh minh họa).
Máy khử rung tim có 3 loại: máy khử rung tim bên ngoài/ bên trong bằng tay, máy khử rung tim bên ngoài tự động (AED), máy khử rung tim cấy ghép (ICD) hoặc máy khử rung tim cấy ghép tự động (AICD). Máy khử rung thủ công bằng tay được sử dụng bởi các chuyên gia sức khỏe, người trải qua đào tạp cấp cứu chuyên sâu. Chúng thường đi kèm với máy đo điện tâm đồ. Tại Anh, mọi xe cứu thương NHS (xe cứu thương thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia) đều được trang bị máy khử rung tim bên ngoài bằng tay. Máy khử rung tim bên trong bằng tay thường được sử dụng trong phẫu thuật tim, một vài trường hợp là trong phòng cấp cứu.
Máy khử rung tim bên ngoài tự động là thiết bị y tế cầm tay tự động phát hiện rối loạn nhịp tim có thể đe dọa tính mạng và phóng điện để thiết lập lại nhịp tim bình thường. Cách sử dụng máy đơn giản, do đó AED được phổ cập tại nhiều lớp học sơ cứu cơ bản, thường kết hợp với sơ cứu hỗ trợ sự sống (BLS) và CPR. Thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân là 3 phút. Do đó, các máy AED được nhiều nước trang bị tại các khu vực công cộng giúp tăng khả năng sống sót của các trường hợp bị rối loạn nhịp tim trên 40%.
Một máy ICD thường được cấy ghép lên các bệnh nhân có mức nguy cơ bị rối loạn nhịp tim cao.
ICD và AICD, như tên gọi, được cấy ghép trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân có tiền sử bệnh tim như nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ,... Máy gồm một máy phát ICD và các dây dẫn. Máy phát thường được cấy dưới da trên ngực phải. Dây điện được kết nối với nguồn điện đi qua tĩnh mạnh tới các ngăn tim. Pin của thiết bị có thể hoạt động liên tục trong 6-10 năm. Gần đây, các nhà khoa học đã chế tạo ra máy ICD được cấy ghép dưới da (S-ICD) không gây tác động lên tim và mạch máu.
ICD liên tục theo dõi nhịp tim người được cấy ghép, và sẽ phóng điện khi nhịp tim vượt quá mức cho phép. Chấp nhận cấy ghép đồng nghĩa với việc sống chung trọn đời với ICD. Bệnh nhân cần đặc biệt chú ý không gây gánh nặng lên vùng vai, cánh tay, ngực nơi cấy ghép ICD. Họ cũng bị cấm lái xe đường dài, một số nơi cấm người cấy ghép ICD lái xe trong 3-6 tháng. Quan trọng nhất là họ không được tiếp xúc với môi trường có từ trường lớn như việc chụp cộng hưởng từ, việc chụp MRI chỉ được tiến hành dưới nhiều điều kiện về an toàn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận