An ninh mạng - Nền tảng cho mọi hoạt động của xã hội trong không gian số
Trước những bước tiến mạnh mẽ của nhân loại trong tiến trình chuyển đổi số cùng với đó là sự phát triển của công nghệ thì song hành là vấn đề về bảo mật đang đặt ra cho các quốc gia những vấn đề về bảo mật và xem đây là mối đe doạ tiềm tàng cần phải xem xét đến các giải pháp tạo dựng nền tảng an toàn vững chắc để mọi hoạt động không bị gián đoạn.
- 3 cách cải thiện kỹ năng an ninh mạng cho nhân viên khi làm việc từ xa
- 4 rủi ro an ninh mạng của web 3.0
- Bảo vệ an ninh mạng và cơ sở hạ tầng trọng yếu tại một số quốc gia trên thế giới
Theo thông tin được trang mạng “bangkokpost.com” chỉ ra rằng một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhóm an ninh mạng là bức tranh toàn cảnh về an ninh thay đổi liên tục. Tuy nhiên, các công nghệ mới cũng liên tục được nâng cao để giúp giải quyết các mối đe dọa này.
An ninh mạng sẽ là nền tảng của mọi hoạt động trong tương lai. Sự tăng tốc nhanh chóng của quá trình chuyển đổi số trong thời gian qua đã khiến các tổ chức phải tìm cách đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn, chẳng hạn như tác động của làm việc từ xa.
An ninh mạng có khả năng trở thành ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế số. Thay vì tiến hành đánh giá an ninh mạng định kỳ, trong tương lai các tổ chức sẽ chuyển sang an ninh mạng tự động.
Điều này sẽ tạo ra môi trường giúp dễ dàng đưa ra các quyết định an ninh mạng tốt nhất và sớm hơn trong quá trình phát triển các quy trình kinh doanh và sản phẩm số. Do đó, an ninh mạng sẽ thực sự được tích hợp vào mọi hoạt động của các tổ chức.
An ninh mạng sẽ là vấn đề tồn tại sống còn của xã hội trong không gian số.
Văn hóa mới này sẽ thúc đẩy tự động hóa an ninh mạng nhiều hơn, cho phép các tổ chức đổi mới và mở rộng quy mô một cách an toàn. Điện toán đám mây sẽ giúp thúc đẩy xu hướng này và bảo mật dữ liệu theo những cách không thể thực hiện bằng lưu trữ tại chỗ.
Giải pháp này sẽ đơn giản hóa việc tự động hóa các tác vụ an ninh mạng như vá lỗi, ghi nhật ký, giám sát, kiểm toán và tích hợp với các bộ công cụ hiện có.
Người dùng Internet giờ đây cũng nắm rõ về cách dữ liệu cá nhân nên được thu thập, lưu trữ và xử lý. Các chính phủ đang đáp ứng nhu cầu bằng cách xây dựng luật mới để bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo bài viết, đến năm 2024, các chính phủ đại diện cho 3/4 dân số thế giới sẽ đưa ra hoặc triển khai luật bảo vệ dữ liệu và các tổ chức lớn dự kiến sẽ dành ngân sách nhiều hơn cho các khoản đầu tư vào công nghệ bảo mật, chẳng hạn như mã hóa, kiểm soát truy cập nâng cao và ghi nhật ký chi tiết hơn.
Trong khi số lượng các mối đe dọa bảo mật gia tăng, thế giới lại đang thiếu hụt 3,4 triệu người làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng trong năm 2022. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách đào tạo lực lượng lao động về kỹ năng mềm, điện toán đám mây và nhận thức về bảo mật.
Amazon Web Services (AWS – nền tảng dịch vụ điện toán đám mây của Amazon) dự đoán từ năm 2023 trở đi, các công nghệ mới sẽ tiếp tục củng cố an ninh mạng.
Những đổi mới này sẽ không chỉ làm cho các quy trình an ninh mạng hiện tại trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, mà còn thúc đẩy các phương pháp tiếp cận an ninh mạng mới cho các tổ chức.
Tự động hóa đang nhanh chóng nổi lên như yếu tố cần thiết để thực hành an ninh mạng hiệu quả. Các phương pháp tiếp cận trí tuệ nhân tạo và máy học (AI/ML) sẽ bổ sung một lớp tự động hóa quan trọng cho an ninh mạng trong môi trường đám mây.
AI/ML trên nền tảng đám mây sẽ cung cấp các khả năng dự đoán bắt nguồn từ thông tin được thu thập, chủ động xác định các trường hợp bất thường đưa ra đề xuất về cách giải quyết các lỗ hổng bảo mật.
Các cơ chế như xác thực đa yếu tố (MFA) cũng sẽ được chuẩn hóa hoàn toàn thành các thành phần cốt lõi của an ninh mạng Các phương pháp tiếp cận MFA trong tương lai sẽ hướng tới các hình thức xác thực sinh trắc học và đa phương thức, giúp tăng đáng kể tính bảo mật xác thực cho các tổ chức.
Theo tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận