Gia tăng thủ đoạn lừa đảo người tiêu dùng trên TMĐT
Sự phát triển của các kênh thương mại điện tử (TMĐT), viễn thông đã mang đến nhiều tiện lợi, song cũng bộc lộ những mặt trái, khiến nhiều quyền lợi của người tiêu dùng (NTD) có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các phương thức lừa đảo ngày càng tinh vi.
- Bộ Công an cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo tại các sàn BO giao dịch tiền ảo
- Cảnh báo : Facebook lại ngập tràn bình luận spam link giả web đen, clip sex để lừa đảo
- Cảnh báo chiêu trò lừa đảo đổi SIM 4G qua điện thoại
Mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (QLCT-BVNTD - Bộ Công Thương) đã thông tin, trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, việc mua hàng thông qua phương thức TMĐT đã trở nên thông dụng.
Tuy nhiên, số lượng người tiêu dùng khiếu nại về chất lượng, thời gian giao hàng khi mua hàng trên các sàn, website TMĐT, đặc biệt trên các trang mạng xã hội như facebook… đã tăng lên nhanh chóng.
Nhiều người tiêu dùng đã phản ánh, một số đối tượng bán hàng có dấu hiệu lừa đảo, gian dối khi người mua đặt mua hàng trên mạng xã hội, các website chưa được thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.
Trường hợp người tiêu dùng đã bị lừa đảo, mất tiền mua hàng, khi làm theo yêu cầu của một số đối tượng quảng cáo các chương trình trúng thưởng may mắn, hay mời chào mua hàng qua điện thoại, tin nhắn…
Nhiều người tiêu dùng liên tục phản ánh vì bị nhiều đối tượng lừa đảo khi đặt hàng qua mạng xã hội, điện thoại, tin nhắn...
Bà Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận xét, trong bối cảnh người tiêu dùng gần như ở nhà nhiều hơn, những thói quen tiêu dùng trước đây như giao dịch trực tiếp nay đã dần chuyển thành những giao dịch qua mạng. Do đó, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có những hình thức thích ứng để bắt kịp với xu hướng này.
“Bản thân các giao dịch qua mạng cũng đã phát sinh rất nhiều vấn đề, do đó trách nhiệm của cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là phải bảo đảm cho các giao dịch an toàn về thanh toán cũng như tài sản trong tài khoản giao dịch.
Ngoài ra, an toàn trong sử dụng sản phẩm rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhận thức của NTD trong các hành vi mua sắm với sự minh bạch, cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp với người tiêu dùng bằng các động thái tích cực như bảo hành hoặc thu hồi sản phẩm nếu có khiếu nại phát sinh” - bà Quỳnh Anh khẳng định.
Chỉ rõ mối nguy hại từ các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, ông Nguyễn Quang Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kế hoạch Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cũng cho rằng: Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ làm mất lòng tin, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn làm thiệt hại rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính.
Phương thức lừa đảo người tiêu dùng ngày càng tinh vi.
Đề cập sâu tới vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đặt trong bối cảnh tình trạng đầu cơ, bán hàng không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp, các vi phạm liên quan tới hoạt động thương mại điện tử gia tăng, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh đánh giá, bên cạnh các định chế, các tổ chức thực thi pháp luật, công tác truyền thông, khung khổ pháp lý, bản thân người tiêu dùng, không thể không nói đến doanh nghiệp.
“Doanh nghiệp muốn hướng tới bảo vệ người tiêu dùng thì trước hết các thông tin của doanh nghiệp phải minh bạch, phản ánh đúng quá trình sản xuất kinh doanh. Yếu tố tiếp theo là giá và cạnh tranh, ở đây hàm ý cả việc doanh nghiệp cạnh tranh là điều tốt trong kinh tế thị trường nhưng quá trình và hình thức cạnh tranh này phải đảm bảo thực sự lành mạnh” - ông Thành nói.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận