Ngày 9/5, Trái đất phải đối diện với một vụ rơi tên lửa được phóng bởi Trung Quốc
Trong ngày 9/5, mảnh tên lửa CZ-5B nặng hàng chục tấn được phóng do Trung Quốc sẽ mất kiểm soát và rơi xuống trái đất, dự đoán gây ra nhiều thiệt hại về tại sản và có thể là về con người.
- Phong tỏa thành phố 11 triệu dân Tại Trung Quốc vì dịch lại bùng phát
- "Wall hack" - Kính bảo hộ mới của quân đội Mỹ có thể nhìn xuyên qua cả những bức tường kiên cố
- Báo động nguy cơ tên lửa khổng lồ Trung Quốc rơi xuống Trái đất mất kiểm soát
Dự báo của Trung tâm Nghiên cứu về những mảnh vỡ trên quỹ đạo bay ngược trở lại (CORDS) thuộc Tập đoàn Aerospace Corporation cho biết, mảnh tên lửa CZ-5B nặng 22 tấn, dài 30m và rộng 5m của Trung Quốc có thể sẽ rơi xuống Đảo Bắc của New Zealand hoặc một số địa điểm khác vào khoảng 4h19 sáng 9/5 (theo Giờ Phối hợp Quốc tế - UTC).
“Lý do CZ-5B bay ngược trở lại từ quỹ đạo xuống bề mặt Trái Đất một cách bất thường và mất kiểm soát như vậy, là bởi trong quá trình phóng thì tầng dưới cùng của tên lửa này đã bay lên quỹ đạo thay vì tách ra theo quy trình giống những vụ phóng trước đây. Hiện mảnh tên lửa trên đang xoay quanh quỹ đạo Trái Đất theo hình elip một cách mất kiểm soát”, tờ India Express dẫn thông cáo của Aerospace Corporation nêu rõ.
“Mảnh tên lửa đã bắt đầu rơi tự do từ tuần trước, nhưng tốc độ bay trên quỹ đạo vẫn bất ổn do các biến số về khí quyển không thể dự báo trước”, thông cáo viết thêm.
Hình ảnh tên lửa CZ-5B được phóng bởi Trung Quốc.
Trước đó, nhà thiên văn học Jonathan McDowell cho biết, dù tỷ lệ các mảnh vỡ của CZ-5B có thể rơi xuống những khu vực đông dân cư là không cao, nhưng ông vẫn phải nêu ra dự báo về tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra.
“Tình huống xấu nhất là một trong những que trục của mảnh vỡ CZ-5B khi rơi xuống mặt đất có thể sẽ trúng vào một ai đó, và điều này gây ra thương vong. Nhưng số người thiệt mạng sẽ không nhiều.
Dự kiến, CZ-5B di chuyển ở tốc độ xấp xỉ 160 km/giờ và gây ra những thiệt hại lớn về tài sản, nhưng bởi các mảnh vỡ sẽ rơi xuống một khu vực rộng tới hàng trăm km, nên sẽ chỉ có vài mảnh đáp xuống khu dân cư đông đúc”, ông McDowell nói với tờ Independent.
“Chẳng hạn, một số mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B được phóng hồi tháng 5/2020 đã rơi xuống Bờ Biển Ngà, và khiến một số công trình chịu hư hại”, ông nói thêm.
Trước đó vào ngày 29/4, tên lửa Trường Chinh 5B đã được Trung Quốc sử dụng để phóng mô-đun Thiên Hà lên quỹ đạo Trái Đất. Nhưng thay vì sẽ rơi xuống một địa điểm được định sẵn trên đại dương như những phần khác của tên lửa Trường Chinh 5B trước đây, bộ phận CZ-5B nặng tới 22 tấn sẽ rơi tự do xuống bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận