Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời
Là một ngôi sao nằm ở trung tâm của Hệ Mặt Trời, những tia sáng của ngôi sao trung tâm này chỉ mất khoảng 8 phút 30 giây là có thể truyền đến Trái Đất.
- Bốn tỷ năm trước, có ba "Trái Đất" trong hệ mặt trời, tại sao giờ đây chỉ còn lại một?
- Giải mã bí ẩn nguồn gốc hình thành sự sống trên trái đất qua phiên bản 'trẻ' của Mặt trời
- Báo động nguy cơ tên lửa khổng lồ Trung Quốc rơi xuống Trái đất mất kiểm soát
Vào ban ngày, Mặt Trời là ngôi sao duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy, đó là ngôi sao gần với Trái Đất nhất. Các ngôi sao khác trên bầu trời cách xa Trái đất hơn Mặt trời rất nhiều.
Ngôi sao gần Trái Đất nhất sau Mặt trời có tên là Proxima Centauri. Ánh sáng của nó phải mất 4,22 năm mới di chuyển đến Trái đất. Trong khi đó, tốc độ của ánh sáng trong không gian rơi vào khoảng 300.000km/s.
Các nhà thiên văn khuyên rằng, chúng ta tuyệt đối không được nhìn thẳng vào Mặt Trời dù đeo kính râm. Ánh sáng của Mặt Trời có thể làm lóa mắt. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà thiên văn đều phải có thiết bị chế tạo riêng để giảm bớt và lọc ánh sáng của Mặt Trời.
Ngôi sao Mặt Trời có kích thước lớn gấp 109 lần Trái Đất. Cũng như những ngôi sao khác, Mặt Trời là một khối khí hình cầu mà thành phần cơ bản của nó gồm hiđro và hêli. Bề mặt của Mặt Trời (quang cầu) có nhiệt độ lên tới 6000 độ C.
Trong tâm Mặt Trời, sức nóng có thể lên tới 15 triệu độ C. Theo đó, Mặt Trời như một “nhà máy” dùng nhiên liệu hiđro để chế biến ra hêli (4 hạt nhân hiđro tổng hợp với nhau thành 1 hạt nhân hêli).
Bề mặt Mặt Trời sần sùi và thường lưu động như dòng nước đang sục sôi. Trên đĩa Mặt Trời thường sáng chói và có nhiều vết đen, mỗi vết có kích thước lớn tương tự như Trái Đất. Đôi khi những cột khí sáng rực này bùng lên cao hàng vạn km rồi lại rơi xuống bề mặt Mặt Trời, uốn cong như những nhịp cầu.
Những đợt phun trào bức xạ Mặt Trời (tai lửa) mạnh mẽ, cũng có thể làm nhiễu loạn bầu khí quyển Trái Đất tại các tầng tín hiệu GPS và tín hiệu truyền thông truyền đi. Ảnh: Thiên văn học
Những hạt vật chất phun ra từ Mặt Trời có thể làm tổn thương đến sức khỏe của các nhà du hành Vũ trụ. Trong thời gian hoạt động tối đa, Mặt Trời còn phát ra những bức xạ độc hại như bức xạ tia X và tia tử ngoại.
Những đợt phun trào bức xạ Mặt Trời (tai lửa) mạnh mẽ, cũng có thể làm nhiễu loạn bầu khí quyển Trái Đất tại các tầng tín hiệu GPS và tín hiệu truyền thông truyền đi. Hiện tượng này tạo ra những tấm màn cực quang dài hàng nghìn km đẹp rực rỡ, thường nhìn thấy vào ban đêm ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
Đáng lưu ý, những phản ứng tổng hợp hạt nhân ở Mặt Trời rất quan trọng, nó sẽ sản xuất ra ánh sáng và năng lượng. Ngày nào Mặt Trời còn năng lượng thì các sinh vật trên Trái Đất mới có thể tồn tại.
Mỗi giây, Mặt Trời tiêu thụ khoảng 600 triệu tấn hidro. Kho nhiên liệu này còn đủ để Mặt Trời “sống” ước lượng khoảng 5 tỉ năm nữa. Những phản ứng tổng hợp hạt nhân thường được tiến hành trong tâm Mặt Trời, nơi có nhiệt độ rất cao.
Hiện tượng cực quang dài hàng nghìn km đẹp rực rỡ, thường nhìn thấy vào ban đêm ở vùng Bắc Cực và Nam Cực. Ảnh: Thiên văn học
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra kỹ thuật để thực hiện những phản ứng tổng hợp hạt nhân với quy mô lớn, nhằm sản xuất thật nhiều năng lượng như Mặt Trời và các vì sao.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải học hỏi Mặt Trời và các vì sao về phương pháp khống chế năng lượng hạt nhân nguyên tử. Hiện nay, các nhà khoa học chỉ mới thực hiện được những phản ứng tổng hợp hạt nhân, làm nổ tung những quả bom khinh khí có khả năng phá hoại khủng khiếp.
Trong các tài liệu nghiên cứu, các nhà thiên văn ước tính Mặt Trời ra đời cách đây khoảng 5 tỉ năm. Hiện nay, ngôi sao này đang bước vào tuổi “trung niên”. Trong vòng 5 tỉ năm nữa, Mặt Trời sẽ nguội đi sau khi tiêu thụ hết nhiên liệu, rồi phồng lên trở thành một ngôi sao kềnh đỏ.
Khí quyển Mặt Trời sau đó sẽ lan ra tới tận Trái Đất và nhiệt độ vẫn còn đủ cao, khoảng 3000 độ C. Nhiệt độ này có thể thiêu đốt tất cả động thực vật trên hành tinh.
Lúc đó, những gì còn lại chỉ là một vỏ khí và bụi phun ra từ ngôi sao Mặt Trời. Lõi Mặt Trời tối dần và trở thành một ngôi sao lùn trắng, không phát ra bức xạ và kích thước của nó nhỏ lại chỉ bằng Trái Đất.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận