Tàu điện nhanh nhất thế giới do Trung Quốc chế tạo và sản xuất
Tàu điện siêu tốc được chạy trên đệm từ trường đầu tiên có tốc độ lên đến 600km/h do Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo và được xem như là phương tiện đường bộ nhanh nhất thế giới.
- Đường sắt Cát Linh - Hà Đông 'đội giá' 222 tỉ đồng vì áp sai đơn giá nhân công
- Hà Nội điều chỉnh hàng loạt tuyết buýt phục vụ vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông
- Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Lại "lỡ hẹn" vận hành và chưa có ngày trở lại do nCoV
Tàu điện siêu tốc chạy nhanh nhất thế giới được Trung Quốc giới thiệu ngày 20/7 tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
Ngày 20/7, Trung Quốc đã cho ra mắt tàu đệm từ trường có tốc độ thiết kế tối đa lên tới 600 km/h. Theo đó, hệ thống giao thông do Trung Quốc tự sản xuất này trở thành phương tiện đường bộ chạy nhanh nhất thế giới.
Hệ thống tàu đệm từ mới được công bố tại thành phố ven biển Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc. Theo Tổng công ty đường sắt Trung Quốc (CRRC), đây là thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất của nước này trong lĩnh vực vận tải đường sắt.
Công ty trên cho biết các kỹ sư đã hoàn tất việc tích hợp hệ thống giao thông tàu đệm từ trường. Đoàn tàu gồm 5 toa đã chạy thử nghiệm thành công trên tuyến đường sắt thử nghiệm trong nhà máy. Hệ thống tàu đệm từ trường có thể hoạt động bình thường với 2 – 10 toa tàu và mỗi toa chứa hơn 100 hành khách.
Trung Quốc bắt đầu triển khai dự án phát triển và chế tạo tàu đệm từ trường kể từ tháng 10/2016. Mẫu tàu này đã chạy thử nghiệm thành công vào tháng 6/2020 tại ray thử nghiệm tàu đệm từ trường Đại học Đồng Tế Thượng Hải.
Tàu đệm từ có thể đạt được vận tốc chóng mặt là do không sử dụng những bánh xe mà dùng các lớp đệm khí và hệ thống điện từ tính để đẩy tàu đi, giảm thiểu sự ma sát với đường ray và giúp tàu có thể đạt vận tốc cao. Trung Quốc đã sử dụng công nghệ này gần hai thập kỷ nhưng với quy mô hạn chế.
Các nước như Đức, Nhật Bản cũng đang tìm cách thức xây dựng mạng lưới tàu đệm từ, song việc nghiên cứu và phát triển gặp trở ngại do chi phí đầu tư cao và hệ thống này không phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện có.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận