Các phi hành gia Trung Quốc trong nhiệm vụ 90 ngày trên quỹ đạo, thực hiện các sứ mệnh cần thiết để xây xong Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc. Ảnh: SCMP
"Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, đặc biệt trong hai thập kỷ qua, Mỹ đã cố hết sức để thoát khỏi các nghĩa vụ quốc tế của họ, từ chối bị ràng buộc bởi các hiệp ước mới và lâu nay vẫn phản đối các cuộc đàm phán đa phương về PAROS (nghị quyết Liên Hiệp Quốc về ngăn chạy đua vũ trang trong vũ trụ)" - báo South China Morning Post dẫn lời đại sứ Lý Tùng cho biết.
Năm 2008, lần đầu tiên Bắc Kinh và Matxcơva đề xuất Hiệp ước về ngăn chặn bố trí vũ khí trong vũ trụ và đe dọa hoặc sử dụng vũ lực với các vật thể trong vũ trụ. Thỏa thuận này bao gồm điều kiện các bên ký kết phải cam kết không bố trí vũ khí hay đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong vũ trụ, tránh những hoạt động "không phù hợp" với hiệp ước.
Tuy nhiên, Mỹ nghi ngờ động thái trên, cho rằng hiệp ước là một nỗ lực phối hợp giữa Trung Quốc và Nga để hạn chế Mỹ phát triển năng lực vũ trụ tiên tiến.
Mỹ và các đồng minh bác bỏ đề xuất, viện dẫn nhiều lo ngại, bao gồm thiếu các hạn chế đối với việc phát triển vũ khí trên mặt đất có thể sử dụng trong vũ trụ và cơ chế xác minh một nước thực hiện hiệp ước không rõ ràng.
Ông Lý cho biết Trung Quốc và Nga không phản đối cơ chế xác minh, nhưng trước tiên muốn "đóng cánh cửa về việc vũ khí hóa vũ trụ trên quan điểm chính trị và pháp lý, sau đó giải quyết vấn đề xác minh thông qua giao thức bổ sung khi các điều kiện kỹ thuật phù hợp".
Trước đó, Liên minh châu Âu cũng cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử trong vũ trụ. Anh cũng thúc đẩy thiết lập các quy tắc quân sự quốc tế trong không gian, một động thái nhiều khả năng nhận được sự ủng hộ của Mỹ.
Tuy nhiên, ông Lý cho rằng đề xuất của Anh, vốn chỉ dừng lại ở cơ chế kiểm soát vũ khí trong vũ trụ, chưa đủ.
Dù mới gia nhập cuộc đua vũ trụ, Trung Quốc đang phát triển ổn định năng lực để hướng tới mục tiêu trở thành nước dẫn đầu về công nghệ vũ trụ dùng trong lĩnh vực quân sự và thương mại.
Gần đây, Trung Quốc phát triển công nghệ định vị BeiDou (Bắc Đẩu) để thay thế công nghệ GPS do Mỹ phát triển và đang được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Trung Quốc đang hợp tác với Nga để phát triển công nghệ vũ trụ, trong đó có hợp tác xây dựng trạm vũ trụ Mặt trăng quốc tế.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận