Camera phạt nguội nâng cao ý thức người dân, phòng ngừa có hiệu quả các loại tội phạm
Ngày 20/4, tại Hà Nội, Cục CSGT tổ chức đánh giá tìm ra phương hướng khắc phục kịp thời những vấn đề phát sinh từ thực tiễn qua quá trình vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống camera giám sát xử lý vi phạm sau 8 tháng đưa vào hoạt động trên 02 tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
- Sau 2 tháng dùng camera giám sát giao thông mang lại hiệu quả gì cho Bắc Ninh
- Chính phủ yêu cầu kiểm soát an ninh, an toàn hệ thống camera giám sát
- Bộ Công an đề xuất bắt buộc lắp camera lùi trên ô tô
Đến dự còn có Lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục, và đại diện công ty công nghệ bảo dưỡng vận hành hệ thống camera giám sát.
Theo Thiếu tướng Lê Xuân Đức, hệ thống khi đưa vào hoạt động sẽ làm thay đổi phương thức tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT tiến tới sẽ tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia trong công tác xử lý vi phạm hành chính qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; phòng ngừa, răn đe người vi phạm, tạo hiệu ứng tích cực trong công tác bảo đảm TTATGT, nhất là trong nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, đồng thời có tác dụng trong việc phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên tuyến giao thông.
Trường hợp không dừng ngay được phương tiện thì thực hiện xác minh chủ phương tiện thông qua cơ sở dữ liệu đăng ký xe, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm đến giải quyết vi phạm theo quy định của pháp luật.
Sau 8 tháng đưa vào hoạt động trên 2 tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, hệ thống đã đạt được nhiều kết quả nhất định.
Cụ thể, thông qua hệ thống giám sát đã phát hiện, ghi nhận được 28.302 t/h phương tiện vi phạm TTATGT. Trong đó, đã dừng, lập biên bản tại hiện trường: 3.635 t/h (=12.84%); xác minh, gửi thông báo vi phạm đến chủ phương tiện 24.167 t/h (=88.2%). Đến nay người vi phạm đã đến, để thực hiện lập biên bản, ra quyết định xử phạt 6.474 t/h (=22,8%); tước quyền sử dụng GPLX 2.919 t/h; Kho bạc nhà nước thu gần 19 tỷ đồng.
Thiếu tướng Lê Xuân Đức yêu cầu các đơn vị chức năng đánh giá tìm ra phương hướng khắc phục kịp thời những vấn đề phát sinh từ thực tiễn qua quá trình vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống camera giám sát.
Đối với các trường hợp vi phạm, đã gửi thông báo vi phạm nhưng chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện chưa đến giải quyết, đơn vị CSGT tiếp tục gửi thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn để yêu cầu đến xử lý, cập nhật vào phần mềm Trang thông tin điện tử của Cục CSGT, phần mềm Hệ thống giám sát để cảnh báo phương tiện vi phạm; đồng thời gửi cho cơ quan Đăng kiểm để đưa vào cảnh báo trên Chương trình quản lý kiểm định và yêu cầu người vi phạm phải chấp hành xử lý vi phạm, sau đó mới thực hiện quy định kiểm định theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đáng chú ý, thông qua hệ thống giám sát, Đội TTKSGT đường bộ cao tốc số 1 đã phối hợp với Công an các địa phương Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ tra cứu, xác minh thông tin di chuyển của phương tiện nghi sử dụng trong vụ án cướp tài sản, gây TNGT bỏ chạy, chủ động bố trí lực lượng, dừng kiểm tra bắt giữ 02 vụ vận chuyển người trái phép qua biên giới (12 đối tượng người nước ngoài); tra cứu thông tin phương tiện phục vụ điều tra vụ cướp tài sản trả lời Công an tỉnh Yên Bái.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, tại hội nghị Thiếu tướng Lê Xuân Đức yêu cầu các đơn vị chức năng đánh giá tìm ra phương hướng khắc phục kịp thời những vấn đề phát sinh từ thực tiễn qua quá trình vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống camera giám sát.
Thiếu tướng Đức gợi ý, đặt câu hỏi quy trình xử phạt vì hiện nay có vướng mắc gì không? Theo đồng chí, thông qua hệ thống camera giám sát, lực lượng CSGT có 2 phương thức để xử phạt. Một là xử phạt trực tiếp trên tuyến, hiện nay đã phát huy cao, thông qua hệ thống, lực lượng CSGT đã xử lý ngăn chặn, kịp thời nhiều hành vi vi phạm nguy hiểm trên các tuyến; hai là phương thức gửi giấy phạt “phạt nguội”, tuy nhiên phức thức này hiện nay chưa đạt tỷ lệ như mong muốn vì người vi phạm đến nộp phạt chưa cao.
Hệ thống camera giám sát sau 8 tháng đưa vào hoạt động đã đạt được nhiều kết quả nhất định.
Thứ hai, là về hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật vi phạm hành chính có vướng mắc cần kiến nghị, đề xuất bổ sung. Như việc, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và phù hợp với thực tiễn ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện xử lý vi phạm TTATGT ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định mở rộng các trường hợp được thực hiện xác minh xử phạt đối với hành vi vi phạm không làm thủ đăng ký sang tên xe và quy định cụ thể hơn trách nhiệm của chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm có trách nhiệm hợp tác với lực lượng CSGT khi nhận được thông báo vi phạm, giải quyết hành vi vi phạm được phát hiện qua phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Thứ ba là đồng chí yêu cầu các đơn vị liên quan cần trao đổi, tìm ra các giải pháp về ứng dụng công nghệ và xây dựng nguồn nhân lực để vận hành trung tâm chỉ huy một cách hiệu quả nhất từ xử lý vi phạm đến nắm bắt tình hình và đánh giá tình hình TTATGT trên tuyến phục vụ công tác nghiệp vụ kết nối với cơ sở dữ liệu chung… hoàn thiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu Hệ thống giám sát với để phục vụ xác minh thông tin chủ phương tiện được chính xác.
Theo TTĐT Cục Cảnh sát giao thông
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận