Hà Nội: Chặn lưu thông của người dân giữa vùng 1 và vùng 3 kể từ 6/9
Theo phương án phân luồng giao thông phục vụ công tác giãn cách khi phân vùng được Sở GTVT ban hành, người và phương tiện lưu sẽ không được phép lưu thông từ vùng 1 sang vùng 3 và ngược lại tại 27 vị trí chốt cứng đã được bố trí.
- Áp dụng thống nhất danh mục hàng hoá cấm lưu thông để thống nhất cách hiểu về hàng hoá thiết yếu
- Hà Nội cấm phương tiện lưu thông trên đường vành đai 3 đoạn từ Mai Dịch - Cầu Thăng Long
- Xe bán tải nào bị cấm lưu thông trong thành phố theo khung giờ
Theo đó, Sở GTVT công bố phương án hướng dẫn tổ chức giao thông cho người dân ra vào các phân vùng trên địa bàn thành phố áp dụng với người và phương tiện tham gia giao thông thuộc đối tượng “được phép mới ra đường” đi từ vùng 1 ra vào vùng 2 và ngược lại thông qua 6 chốt các cầu Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy và Thanh Trì.
Tại 30 cầu và trục đường dẫn vào nội đô sẽ được Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với địa phương hoàn thành việc lắp đặt chốt cứng trong ngày 4/9.
Đối với người và phương tiện tham gia giao thông (thuộc đối tượng “được phép mới ra đường”) đi từ vùng 1 ra vào vùng 3 và ngược lại thông qua các chốt: Cống Liên Mạc, Cầu Diễn, Cầu Xuân Phương, Cầu Ngà, Cầu sông Đáy, Cầu An Lạc, Cầu 72II, Cầu Cù Sơn, Cầu Tân Phú, Cầu Mai Lĩnh, Ngã ba đê Tả Đáy, Cầu Thạch Bích, Cầu Khe Tang, Cầu Qua, Cầu Quán Gánh, Ngã ba đê Hữu Hồng – trạm bơm Hồng Vân.
Người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông từ vùng 1 sang vùng 3 và ngược lại không được phép lưu thông qua 27 vị trí chốt cứng.
Về việc lắp đặt hệ thống biển báo và trang thiết bị đảm bảo an toàn giao thông tại 23 chốt kiểm soát, sẽ bố trí bố trí hệ thống biển báo giao thông tại khu vực các chốt bao gồm biển chốt kiểm dịch, biển luồng xanh, biển hạn chế tốc độ, biển báo hướng dẫn giao thông từ xa… với 234 bộ biển báo.
Đặc biệt, để tăng cường đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí chốt trên tuyến đường có tốc độ phương tiện lưu thông cao sẽ bổ sung các hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn giao thông như gờ giảm tốc, chóp nón… và các thiết bị an toàn giao thông khác.
Về lắp đặt hệ thống biển báo và trang thiết bị đảm bảo an toàn giao thông tại 27 chốt cứng sẽ bố trí hệ thống biển báo giao thông tại khu vực chốt cứng bao gồm biển báo đường cấm, biển hạn chế tốc độ, biển báo hướng dẫn giao thông từ xa…với 108 bộ biển báo.
Cụ thể: Vùng 1 gồm khu vực đô thị trung tâm thành phố với mật đô dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ được xác định là vùng đỏ, tập trung nhiều khu vực, nhiều đối tượng nguy cơ rất cao.
Phạm vi là toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Thanh Trì và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai bao quanh bởi sông Nhuệ, kênh Cầu Ngà, sông Đáy, sông Khê Tang, sông Tô Lịch, kênh Hồng Vân và sông Hồng về nội đô.
Biện pháp áp dụng trong phòng chống dịch của vùng này là tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn.
Kiểm soát chặt lưu thông giữa các vùng bằng giấy đi đường.
Vùng 2 gồm phía Bắc, Đông sông Hồng được phân cách bởi hệ thống sông Hồng, sông Đuống với vùng 1. Phòng chống nguy cơ xâm nhập phía Bắc, Đông Bắc trong tam giác công nghiệp phía Bắc, có tính “độc lập” cao.
Phạm vi là toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
Biện pháp áp dụng trong phòng chống dịch của vùng 2 là thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn để đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn theo phương án đã được phê duyệt.
Vùng 3 gồm phía Tây, phía Nam thành phố, là vùng sản xuất nông nghiệp và các cụm Khu công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hoá với mật độ dân cư thấp.
Phạm vi của vùng là toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện/thị xã gồm: Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Phú Xuyên) và 1 phần của 5 quận/huyện thuộc phân vùng 1 gồm Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, chủ yếu được chia bởi sông Đáy, sông Nhuệ.
Biện pháp áp dụng trong phòng chống dịch của vùng 3 là thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo nguyên tắc mỗi xã, phường, khu dân cư, khu sản xuất là một pháo đài chống dịch, kết hợp tuân thủ 5K và cách ly các khu dân cư khi có dịch.
Đối với các chốt kiểm soát, các chốt trực cửa ngõ ra vào thành phố do Công an thành phố chủ trì có 22 vị trí chốt, huy động 56 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ca trực, 168 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ngày, thực hiện trực thường xuyên 24/24/7.
Đối với chốt trực phân vùng giãn cách do Công an thành phố chủ trì có tổng số 21 vị trí chốt, huy động 63 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ca trực, 126 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ngày, thực hiện trực thường xuyên 24/24/7.
Đối với chốt trực phân vùng giãn cách do UBND quận – huyện chủ trì với tổng số 9 vị trí chốt, huy động 30 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ca trực, 90 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ngày, thực hiện thường xuyên 24/24/7.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận