Blockchain - Máy tính "siêu" an toàn cho Đà Nẵng xây dựng chính quyền điện tử
Với những lợi thế mà công nghệ blockchain có thể mang lại thì công nghệ này nhận được sự kỳ vọng rất lớn từ các chuyên gia cũng như chính quyền Đà Nẵng trong mục tiêu chuyển đổi số cũng như tiếp cận CMCN 4.0 nhờ tính minh bạch và được đảm bảo như chiếc máy tính siêu an toàn.
- Cái Mép - Cảng đầu tiên của Việt Nam ứng dụng blockchain vào quản lý vận hành
- Tăng cường triển khai hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng
- Triển khai chính quyền điện tử: Hải Dương xác định nhiệm vụ trọng tâm, tiến từng bước vững chắc
Theo Giám đốc Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng Nguyễn Quang Thanh, cho biết, Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là “chìa khóa chính” để chủ động tiếp cận cuộc CMCN 4.0 theo chủ trương của Bộ Chính trị; bước chuyển tất yếu, mang tính bắt buộc, nhằm chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo của các cấp; hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền… Hạt nhân của cách mạng số chính là lĩnh vực ICT (công nghệ thông tin), vai trò các doanh nghiệp ICT là đem các ứng dụng công nghệ số vào đời sống xã hội.
TS. Đức Trần: Chính quyền điện tử Đà Nẵng sẽ được bảo đảm an ninh thông tin bởi máy tính siêu an toàn Blockchain.
Trước các xu hướng phát triển của Blockchain, TS. David Trần ( Đức Trần) Giáo sư ngành Khoa học Máy tính, Đại học Massachusetts (Boston, Mỹ) cho rằng, đây là một công nghệ tính toán giúp lưu trữ và giao dịch với thông tin một cách an toàn (không sợ mất hay bị sửa đổi), minh bạch (dễ dàng xác minh, truy xuất), tin cậy tuyệt đối 100% (người dùng yên tâm giao dịch, không cần một trung gian thứ ba đứng ra đảm bảo).
Theo đó, máy tính Blockchain sẽ kết hợp rất nhiều máy tính không trong 1 “đám mây” nào cả, cùng tham gia xử lý, phát hiện sai sót, tạo thành một lá chắn thép chống lại mọi phá hoại dữ liệu.
Blockchain sẽ được dùng khi nhiều người chia sẻ dữ liệu, cập nhật dữ liệu; cần tính năng xác thực, giải pháp xác thực phức tạp; giao dịch nhanh chóng và liên quan nhiều người.
Theo TS. Đức Trần, các lĩnh vực có thể ứng dụng Blockchain gồm: Dich vụ ngân hàng; sản xuất công nghiệp; năng lượng, điện, nước; y tế; bán lẻ và tiêu dùng; truyền thông, giải trí… Đặc biệt, Blockchain có thể áp dụng cho nhà nước và doanh nghiệp phục vụ các lĩnh vực công".
Trên thế giới, Blockchain đã được nhiều quốc gia ứng dụng vào thực tế, trong đó, Estonia là quốc gia đầu tiên trên thế giới (năm 2012) áp dụng Blockchain cho việc vận hành nhà nước trong dịch vụ lưu trữ thường trú, hồ sơ y tế, bất động sản, hỗ trợ doanh nghiệp và báo chí.
Ngoài Estonia, Trung Quốc cũng là nước đang dồn lực để phát triển công nghệ Blockchain khi đầu tư hàng tỷ USD để nghiên cứu Blockchain và nộp nhiều bằng sáng chế về Blockchain, với mong muốn trở thành số 1 thế giới về công nghệ Blockchain…
Dự kiến vào năm 2030, Blockchain sẽ tạo ra 40 triệu việc làm, 10%-20% cơ sở hạ tầng kinh tế toàn cầu sẽ chạy theo các hệ thống công nghệ Blockchain.
Ông Nguyễn Quang Thanh kỳ vọng, Đà Nẵng sẽ trở thành địa phương phát triển ngành ICT, tạo ra nhiều giá trị, có thu nhập cao. Vì vậy hơn bao giờ hết, lĩnh vực ICT cần sự hợp tác đoàn kết, chung sức, đồng lòng chia nhau gánh vác sứ mệnh của ngành và các viện nghiên cứu, chuyên gia.
"Hy vọng Blockchain không chỉ dừng lại ở "đồng tiền kỹ thuật số", mà sẽ có nhiều đề xuất hơn trong việc ứng dụng công nghệ vào chính quyền số, xã hội số, qua đó xây dựng nền kinh tế số phát triển, thành công" vị Giá đốc Sở TT&TT Đà Nẵng nhấn mạnh.
Theo TS. Đức Trần, Đà Nẵng có thể ứng dụng Blockchain từ những bước đơn giản như xác thực ID điện tử, giải quyết hồ sơ đất đai, hồ sơ doanh nghiệp… Trong tương lai, Blockchain có thể là cách để Đà Nẵng thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh, tạo ra nhiều việc làm, đem lại nhiều tiện ích cho người dân.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận