Doanh nghiệp tại Việt Nam phải đối đầu với tấn công mạng ngày càng nhiều hơn.
Theo số liệu tổng kết từ hệ thống ngăn chặn tấn công lừa đảo của hãng bảo mật Kaspersky trong năm 2021, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải hứng chịu lượng tấn công lừa đảo qua email nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á.
- Doanh nghiệp bị hack email lừa hàng chục tỷ
- Không thể ngờ rằng Email lại là nguồn lây nhiễm phần mềm độc hại phổ biến nhất
- Cách bóc gỡ các tệp tin chứa mã độc theo hướng dẫn của Cục an toang thông tin
Trong tổng số hơn 11,2 triệu đường dẫn lừa đảo qua email mà Kaspersky đã ngăn chặn được, Việt Nam chiếm đến hơn 4 triệu đường dẫn, bỏ xa các quốc gia đứng sau là Indonesia (gần 2,3 triệu), Malaysia (gần 1,8 triệu), Philippines (1,33 triệu), Thái Lan (1,28 triệu)...
XEM THÊM: Chuyên gia bảo mật chỉ cách nhận biết email lừa đảo, giả mạo
Dữ liệu cho thấy bằng cách đưa các chủ đề và cụm từ nóng hổi liên quan đến các hoạt động trực tuyến của người dùng như mua sắm và streaming giải trí hoặc đại dịch Covid-19 trong tin nhắn, khả năng người dùng không nghi ngờ nhấp vào liên kết bị nhiễm hoặc tệp đính kèm độc hại sẽ tăng lên rất nhiều.
Email vẫn là phương thức liên lạc chính của chúng ta trong công việc ở Đông Nam Á và 11 triệu nỗ lực lừa đảo trong một năm chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Với tất cả dữ liệu quan trọng được gửi qua email, tội phạm mạng có thể coi đó là một điểm vào hiệu quả và sinh lợi.
Một ví dụ đáng tiếc là vụ trộm Ngân hàng Bangladesh trị giá 81 triệu USD vào năm 2016, được thực hiện thành công bằng một cuộc tấn công lừa đảo có mục tiêu. Các doanh nghiệp trong khu vực nên xem xét kỹ lưỡng các công nghệ an ninh mạng tổng thể và chuyên sâu để tăng cường bảo mật cho các máy chủ mail quan trọng của họ," ông Yeo Siang Tiong, tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á của Kaspersky, cho biết.
Cách hiệu quả nhất đó là đặt bảo mật cho Email theo tên miền của doanh nghiệp ở mức cao nhất. Giải pháp bảo mật Email ở mức cao nhất chính là việc xác thực qua Email hoặc điện thoại mỗi khi đăng nhập. Nhờ vậy, các chủ doanh nghiệp, lãnh đạo cấp cao có thể kịp thời nhận được các thông tin liên quan đến bảo mật như cảnh báo đăng nhập ở vị trí khác, thông tin giao dịch, lấy lại mật khẩu… Vậy làm cách nào để nâng mức bảo mật tránh lừa đảo qua Email?
Đây là một trong những chiêu trò lừa đảo khá phổ biến, bọn tội phạm sẽ mạo danh một số tổ chức y tế của Việt Nam và cả quốc tế. Chúng sẽ gửi Email cho nạn nhân và theo đó là tập tin đính kèm hay Link Website. Thông thường, nội dung sẽ đề cập đến các cách điều trị, biện pháp ngăn chặn, bản đồ dịch bệnh, cách bảo vệ bản thân,... Vì thế, khi gặp loại Email này thì theo tôi bạn hãy bỏ qua chúng ngay lập tức.
Doanh nghiệp nên đầu tư vào các phần mềm bảo vệ Email. Các công nghệ lọc Email hiện đại thường áp dụng AI, khả năng nhận diện Email tự động để phân biệt những Email lừa đảo với Email thật.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận