'Khủng hoảng' nguồn cung khiến các công ty công nghệ Nhật Bản phải tìm đến chip 'nhái'
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung chíp không chỉ gây ra vấn nạn khủng hoảng của các ngành công nghiệp, mà cuộc khủng hoảng này còn khiến các doanh nghiệp Nhật Bản buộc phải sử dụng đến các sản phẩm "nhái" kém chất lượng khiến các chuyên gia lo ngại về các sản phẩm sẽ không còn an toàn.
- Big data - Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng quốc gia số trong "khủng hoảng" chip bán dẫn của Nhật Bản
- 'Khủng hoảng' chip bán dẫn toàn cầu: Từ nỗi lo thiếu hụt đến những khoản đầu tư 'kếch xù'
- AMD tham vọng "thâu tóm" hãng sản xuất chip đối thủ Xilinx
Theo khảo sát của công ty kiểm định Oki Engineering Co., chip chất lượng thấp, như hàng nhái sản phẩm của các nhà sản xuất lớn, có thể đang được lưu hành rộng rãi ở Nhật Bản, một thực tế gây quan ngại về sự gia tăng các sản phẩm lỗi sử dụng các chip này trong bối cảnh thiếu chip trên toàn cầu.
Oki Engineering Co. cho biết trên 30% lượng chip mà công ty kiểm định theo yêu cầu của hơn 100 doanh nghiệp là chip nhái.
Các nhà sản xuất chip đã giảm sản lượng do đại dịch, nhưng nhu cầu đã phục hồi mạnh với chip được sử dụng trong một loạt các sản phẩm, từ máy tính xách tay đến ô tô, cùng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Vụ cháy tại nhà máy của công ty sản xuất chip Renesas Electronics Corp. (Nhật Bản) hồi tháng Ba càng khiến nguồn cung chip bị thiếu hụt.
Tình trạng chip "nhái" đang ngày càng khiến các nhà sản xuất quan ngại về chất lượng các sản phẩm.
Trong bối cảnh đó, nhiều nhà chế tạo cần chip cho các sản phẩm của mình đã tiếp cận các công ty giao dịch chuyên về chip xử lý đã không còn được sản xuất.
Oki Engineering Co., công ty con của Oki Electric Industry Co., đã bắt đầu cung cấp dịch vụ kiểm định chip vào tháng Sáu do nhu cầu kiểm định chất lượng chip từ các nguồn bổ sung như vậy gia tăng, khi các công ty lắp ráp khó để biết được nhãn dán trên chip có phải là nhãn thật và chip có hoạt động tốt hay không.
Trong khi đó, báo cáo của Công ty sản xuất chip Rohm Co. của Nhật Bản nhận định, các chất bán dẫn quan trọng cho ô tô và máy móc công nghiệp có thể sẽ vẫn bị thiếu hụt ít nhất là suốt năm 2022, làm tăng thêm những cảnh báo đáng quan ngại về khả năng các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng chip toàn cầu.
Giám đốc điều hành Rohm Co., Isao Matsumoto cho biết, nhà sản xuất chip có trụ sở tại Kyoto này cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng các nguyên liệu chính cũng như một dây chuyền sản xuất đầy đủ.
Rohm Co., có một loạt khách hàng lớn bao gồm hãng sản xuất ô tô Toyota Motor Corp., Ford Motor Co. và Honda Motor Co., bắt đầu tăng công suất sản xuất chip vào tháng 9/2020 và có kế hoạch chi thêm 70 tỉ yen (636 triệu USD) trong năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2022). Tuy vậy, hiệu quả từ các khoản đầu tư này sẽ không phát huy ngay lập tức vì phải mất nhiều thời gian hơn để máy móc sản xuất đến được tay công ty này.
Ông Matsumoto cho biết, tất cả cơ sở sản xuất của Rohm đã hoạt động hết công suất kể từ tháng 9/2020 nhưng các đơn đặt hàng từ khách hàng đang quá tải. Ông Matsumoto cho rằng, công ty khó có thể hoàn thành tất cả các đơn hàng tồn đọng trong năm tới.
Rohm, cùng với các công ty trong ngành sản xuất chip như Infineon Technologies AG cảnh báo rằng, tình hình căng thẳng trong chuỗi cung ứng có thể sẽ kéo dài lâu hơn nhiều so với dự đoán trước đây.
Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và linh kiện, cộng với những trở ngại trong hoạt động vận chuyển, đã buộc các nhà sản xuất ô tô toàn cầu phải cắt giảm hoặc tạm ngừng sản xuất trong những tuần gần đây. Hãng sản xuất ô tô số một Nhật Bản Toyota Motor tuần trước cho biết sẽ tạm dừng sản xuất tại 14 nhà máy.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận