Nhật Bản: AI rút ngắn 10 năm kinh nghiệm đi biển của ngư dân
Thông qua việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào khai thác hải sản đã giúp cho ngư dân Nhật Bản có thể lựa chọn cho mình ngư trường tốt cho các sản phẩm mang giá trị cao được ví như kinh nghiệm 10 năm đi biển.
- Cách thức hoạt động của trí tuệ nhân tạo
- Có tới 95% ngân hàng tin tưởng trí tuệ nhân tạo sẽ ngăn chặn rửa tiền tốt hơn
- Nuôi lợn bằng trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc
Các ngành công nghiệp đánh bắt và khai thác cá của Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để lựa chọn những giống cá chất lượng cao tại các chợ, đồng thời tìm kiếm ngư trường tốt. Đây là các lĩnh vực mà trước đây họ chủ yếu quyết định dựa vào kinh nghiệm và trực giác.
Với việc ứng dụng AI trên các tàu cá giúp các ngư dân Nhật Bản rút ngắn được khoảng cách kinh nghiệm của 10 năm đi biển.
Thông thường, khi đánh giá chất lượng cá, người mua cần nhìn vào độ tươi và săn chắc của thịt và lượng mỡ. Một nhân viên chợ cá cho biết: “Bạn cần hơn 10 năm kinh nghiệm” để có được con mắt tinh tường.
Trong bối cảnh đó, việc sử dụng AI đang thu hút sự chú ý vì công cụ này có thể dễ dàng thay thế những công nhân có kỹ năng thành thạo, bao gồm cả kỹ năng đánh giá chất lượng cá ngừ và xác định địa điểm tốt để đánh bắt cá thu đao.
Công ty quảng cáo khổng lồ Dentsu Inc. và một vài đối tác đã cùng phát triển và đưa vào sử dụng một ứng dụng trên điện thoại thông minh cho phép người dùng có thể dễ dàng chọn ra những con cá ngừ ngon.
Theo Dentsu, công cụ AI, cùng với nguồn dữ liệu về cách thức mà các phần đuôi của cá ngừ đông lạnh được phân loại bởi các thương nhân lành nghề, có thể ngay lập tức đánh giá chất lượng của loài cá này.
Ứng dụng của Dentsu và các đối tác có thể phân loại chất lượng cá thành 3-5 mức ngay khi người dùng cầm chiếc điện thoại thông minh của họ phía trên một con cá và đang trở nên phổ biến trong ngành chế biến thủy sản. Ứng dụng này cũng được sử dụng để phân biệt chất lượng của cá ngừ vây vàng.
Một quan chức của Dentsu cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng việc sử dụng ứng dụng tới Toyosu và các thị trường cá khác bằng cách cải tiến để ứng dụng này có thể được sử dụng trên cá ngừ vây xanh và cá ngừ mắt to”.
Trong khi đó, Trung tâm Dịch vụ Thông tin Nghề đánh bắt cá Nhật Bản (JFISC) đã thành công trong việc tạo ra một hệ thống có khả năng gửi cho ngư dân các biểu đồ biển, hiển thị những vị trí được lựa chọn bởi AI các khu vực có thể đánh bắt cá thu đao, loài cá đang ngày càng trở nên khó đánh bắt.
Chức năng mới này đã được bổ sung vào dịch vụ trực tuyến của JFISC để phân phối thông tin về nhiệt độ nước và các dữ liệu khác. Một quan chức tại JFISC cho biết, các phán đoán của AI “dựa trên các đặc điểm (của ngư trường đánh bắt cá thu đao), điều kiện trữ lượng cá và sự thay đổi theo mùa tại các địa điểm đánh bắt hàng năm”.
Cho đến nay, những người đánh bắt cá thu đao chủ yếu dựa vào dữ liệu về nhiệt độ nước và kinh nghiệm của họ, quan chức này cho biết. Điều này là do máy dò cá của họ chỉ có khả năng hoạt động trong các khu vực xung quanh thuyền. Trong bối cảnh đó, các biểu đồ hiển thị những địa điểm do AI lựa chọn là “rất hữu ích” vì chúng bao gồm các khu vực rộng lớn hơn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận