Việt Nam đang dần hiện thực hoá mục tiêu trí tuệ nhân tạo vào năm 2030
Với việc ký kết giữa Naver - tập đoàn công nghệ lớn nhất Hàn Quốc với Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) để R&D đã mở ra triển vọng mới trong phát triển trí tuệ nhân tạo trong mục tiêu tiêu toàn cầu đến năm 2030 đồng thời mở ra sự hấp dẫn của thị trường đầu tư Việt Nam.
- AI4VN - Ngày hội khởi động trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam
- EVN chuyển giao phần mềm văn phòng điện tử cho Đại học Bách khoa Hà Nội
- Học Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội thí sinh phải đạt 27,42 điểm
Thoả thuận hợp tác nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo được ký kết giữa HUST với Naver.
Theo thông tin của Báo Nikkei của Nhật Bản ngày 7/4 đưa tin Việt Nam đã hợp tác với Naver - tập đoàn công nghệ lớn nhất Hàn Quốc, trong khuôn khổ của chiến lược quốc gia nhằm biến Việt Nam trở thành nhân tố toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) vào đầu thập kỷ tới.
Cụ thể, Tập đoàn Naver Group đã hợp tác với HUST triển khai trung tâm nghiên cứu AI đầu tiên của Việt Nam đặt tại Hà Nội và dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam, giúp nước này đi đầu trong cuộc đua nghiên cứu cũng như phát triển AI của thế giới vào năm 2030.
Đối với Naver, thỏa thuận hợp tác với HUST là một phần quan trọng trong mạng lưới nghiên cứu và phát triển (R&D) về AI của tập đoàn này. Năm 2019, Naver đã khởi động Sáng kiến vành đai R&D AI toàn cầu nhằm kết nối kỹ sư phần mềm với các cơ sở nghiên cứu tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam.
Tháng 8/2020, Naver chính thức ký kết quan hệ hợp tác với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trên các lĩnh vực đầu tư, phát triển và đạo tạo AI ở Việt Nam.
Thương vụ của Naver với HUST còn báo hiệu làn sóng đầu tư tiếp theo của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực AI. Đợt rót vốn đầu tiên do Samsung Electronics đứng đầu, đã biến Việt Nam thành cơ sở lắp ráp điện thoại thông minh quan trọng.
Hiện Samsung vận hành hai nhà máy sản xuất điện thoại thông minh khổng lồ tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, chịu trách nhiệm lắp ráp một nửa sản lượng điện thoại mà Samsung tung ra thị trường toàn cầu mỗi năm. Theo Bộ Công Thương, tập đoàn Samsung đã đầu tư tổng cộng hơn 17,3 tỷ USD vào Việt Nam.
Chiến lược AI là trọng tâm trong các mục tiêu kinh tế năm 2030 của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam hy vọng có thể xây dựng các thương hiệu hoặc dịch vụ AI uy tín vào năm 2030.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận