Singapore: Biến đổi vỏ sầu riêng thành băng keo cá nhân kháng khuẩn
Hôm 20-9, Hãng tin Reuters đưa tin các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore đã biến đổi thành công vỏ sầu riêng thành băng keo cá nhân dạng gel kháng khuẩn.
- Airshow 2020: Singapore cam kết xây dựng hệ sinh thái mạnh mẽ để đổi mới ngành hàng không
- Các tổ chức phi ngân hàng đã có thể tiếp cận được hệ thống thanh toán quốc gia Singapore
- Những bữa ăn thịnh soạn và các vị khách vẫn ăn diện chỉn chu dù chỉ xuất hiện trên Zoom Tại SIngapore
Cụ thể, đây là quy trình chiết xuất bột xenlulo từ vỏ sầu riêng, sấy đông khô và trộn với glycerin. Sau đó, hỗn hợp này sẽ biến thành một dạng hydrogel mềm và được cắt thành các miếng băng keo cá nhân nhỏ.
So với các loại băng keo cá nhân truyền thống thì băng keo làm từ hợp chất organo-hydrogel có thể giữ vết thương mát và ẩm hơn, từ đó giúp vết thương mau lành hơn.
Ngoài ra, về mặt kinh tế, việc sản xuất băng cá nhân kháng khuẩn thông thường cần dùng các hợp chất kim loại đắt tiền như ion bạc hoặc đồng. Do đó, công nghệ sử dụng rác thải thực phẩm và men làm băng keo cá nhân kháng khuẩn giúp tiết kiệm một khoản đáng kể.
“Người dân Singapore tiêu thụ khoảng 12 triệu quả sầu riêng mỗi năm. Ngoài phần thịt thì vỏ và hạt đều sẽ bị vứt đi, điều này góp phần gây ô nhiễm môi trường nhiều năm qua", giáo sư William Chen, giám đốc Chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm tại NTU, chia sẻ với Reuters.
Giáo sư Chen cho biết thêm, công nghệ này còn có thể chuyển đổi những loại chất thải thực phẩm khác như đậu nành hay hạt ngũ cốc đã qua sử dụng, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải thực phẩm tại quốc gia này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận