Công bố sự kiện Ngày không tiền mặt 2020
Ngày 26/5, đã diễn ra buổi họp báo “Công bố sự kiện Ngày không tiền mặt 2020” do báo Tuổi Trẻ, Vụ thanh toán, Vụ truyền thông (Ngân hàng Nhà nước) phối hợp cùng Napas, Hiệp hội Thương mại điện tử VN (VECOM) tổ chức...
- Biến "nguy" thời đại dịch thành "cơ" cho mục tiêu nền kinh tế không tiền mặt
- Thanh toán không dùng tiền mặt - Nhiệm vụ đầu tiên của hệ thống ngân hàng năm 2020
- Thanh toán không dùng tiền mặt - Thành phần cốt lõi của kinh tế số
Từ trái qua: ông Nguyễn Bá Diệp (phó chủ tịch Công ty cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến - MoMo), nhà báo Đỗ Văn Dũng (phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ) và ông Đỗ Quốc Huy (giám đốc marketing Saigon Co.op) ký biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình “Ủng hộ nông sản Việt” tại cuộc họp báo công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày không tiền mặt 2020. Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngày 26/5, đã diễn ra buổi họp báo “Công bố sự kiện Ngày không tiền mặt 2020” do báo Tuổi Trẻ, Vụ thanh toán, Vụ truyền thông (Ngân hàng Nhà nước) phối hợp cùng Napas, Hiệp hội Thương mại điện tử VN (VECOM) tổ chức dưới sự chỉ đạo nội dung từ Ngân hàng Nhà nước.
Dẫn câu chuyện từ thực tế, ông Phạm Tiến Dũng - vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng (NH) Nhà nước - cho hay thanh toán không tiền mặt đã có sự thay đổi rất lớn khi mọi thứ đều "lên mạng".
Trước kia làm gì có chuyện NH chịu trách nhiệm về cân gạo, cân thịt của người tiêu dùng. Nhưng hiện giờ người dùng đặt hàng qua NH và NH chịu trách nhiệm về giao dịch này.
Thanh toán qua mạng 21.000 tỉ đồng/ngày
"Tôi có theo dõi ứng dụng của một trung gian thanh toán, trước dịch COVID-19, ứng dụng này chỉ kết nối với 1 cửa hàng, nhưng sau dịch kết nối với 20 cửa hàng. Trong đợt dịch vừa qua, nhiều người cũng đã lần đầu tiên trải nghiệm về các giao dịch thanh toán không tiền mặt qua chiếc điện thoại" - ông Phạm Tiến Dũng nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Hùng - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) - cho biết hiện Napas xử lý 2,8 triệu giao dịch/ngày, tức gần 21.000 tỉ đồng/ngày, tương ứng gần 1 tỉ USD thanh toán không dùng tiền mặt mỗi ngày.
Về dịch vụ công, thời gian qua rất nhiều dịch vụ đã được đưa lên cổng thanh toán dịch vụ quốc gia. Một trong những cú hích thanh toán không tiền mặt trong đợt dịch vừa qua là việc giảm phí.
Theo số liệu của NH Nhà nước, có đến 65% giao dịch thanh toán đã được miễn và giảm phí trong đợt dịch. Có NH giảm phí từ 7.000 đồng xuống 0 đồng, trên 50% NH đã giảm phí. Hiện tỉ trọng các giao dịch dưới 2 triệu đồng chiếm đến 70% giao dịch thanh toán.
Do vậy chính sách vừa qua tạo cú hích rất lớn cho thị trường. Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các NH miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí khoảng 1.004 tỉ đồng.
Về phía NH Nhà nước, dự kiến đến hết năm 2020, số thu phí dịch vụ thanh toán của NH Nhà nước sẽ giảm khoảng 285 tỉ đồng để hỗ trợ cho các NH đồng hành với người dân, doanh nghiệp trong quá trình giảm phí dịch vụ chuyển tiền liên NH.
Riêng việc các NH đang gặp khó khăn về chuyển đổi thẻ chip, ông Nguyễn Minh Tâm - phó tổng giám đốc Sacombank - cho hay do ảnh hưởng COVID-19, các nước đóng cửa biên giới, hoạt động nhập khẩu các thiết bị phục vụ chuyển đổi bị đình trệ nên đề nghị NH Nhà nước xem xét dời thời gian chuyển đổi.
Tại Sacombank, thẻ theo công nghệ từ đang chiếm khoảng một nửa số lượng thẻ. Nhiều NH khác cũng đang kiến nghị NH Nhà nước xem xét gia hạn việc này.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận