Đại học RMIT mang bộ môn khoa học máy tính tới các trường THPT
Từ năm 2022, học sinh trung học cả nước có thể chọn các môn học khoa học máy tính bao gồm lập trình cơ bản, thực hành với robot giáo dục và học cách lắp ráp một robot đơn giản. Với mong muốn hỗ trợ những bước tiến đầy hứa hẹn này, Đại học RMIT đã tổ chức một chương trình tập huấn chuyên sâu với hai trường trung học ở tỉnh Phú Thọ và TP. Hồ Chí Minh.
- Học Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội thí sinh phải đạt 27,42 điểm
- Những kỹ năng cần thiết về SDN và mạng lập trình trong quá trình đổi mạng
- Cậu bé 6 tuổi thành lập trình viên trẻ nhất thế giới
Được biết, chương trình giáo dục phổ thông mới đã và đang triển khai trên khắp cả nước từ đầu năm học 2020-2021. Với mong muốn hỗ trợ những bước tiến đầy hứa hẹn này, Trung tâm xuất sắc về kỹ thuật số (CODE) Đại học RMIT đã tổ chức một chương trình tập huấn chuyên sâu với hai trường trung học ở tỉnh Phú Thọ và TP. HCM.
Chương trình tập huấn trực tuyến kéo dài 8 tuần do CODE khởi xướng đem đến cho học sinh trung học trải nghiệm thực tế với robot giáo dục và ngôn ngữ lập trình nhằm chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai.
Tại đây, học sinh và giáo viên hai trường đã được thực hành với Phòng thực nghiệm dạy học từ xa và robot giáo dục của CODE. Qua phương thức học theo dự án, các em học sinh có cơ hội nắm rõ nội dung các môn học về khoa học máy tính theo đề xuất trong chương trình đào tạo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn các thầy cô thì được thực hành cách truyền tải các giờ học robot và lập trình và thu hút các em học sinh tham gia.
Đến cuối chương trình tập huấn do CODE tổ chức, các em học sinh tham gia khoá học đã biết cách dùng robot giáo dục trong thực tế. Chương trình tập huấn cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ thầy cô và học sinh tham gia.
“Mô hình này cung cấp cho sinh viên kiến thức liên ngành và tích hợp về lập trình, toán học, vật lý, sinh học và công nghệ. Chương trình học được truyền tải qua các chủ đề thường thức hằng ngày như robot hướng dẫn viên du lịch, robot làm vườn, robot giao hàng tự động, robot bảo vệ môi trường, và theo cách hết sức hấp dẫn và thực tế. Đến cuối mỗi dự án, học sinh có được kiến thức vững chắc và tự tin hơn khi biểu đạt bản thân”. Cô Nguyễn Thị Liên, giáo viên trường THPT Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) chia sẻ.
Em Nguyễn Thế Nam, học sinh lớp 10 trường THPT Việt Trì, bày tỏ “Em bị cuốn theo ngay từ bài học đầu tiên – nó cực kỳ lý thú. Em cảm thấy may mắn khi có cơ hội được mở rộng thêm kiến thức về robot, điều mà em tin sẽ hỗ trợ con người rất nhiều trên mọi mặt cuộc sống trong tương lai”.
Tiếp nối thành công của chương trình tập huấn, CODE mong muốn sẽ hỗ trợ thêm nhiều trường trung học trên khắp Việt Nam trong năm 2022 nhằm đẩy mạnh thu hút giáo viên và học sinh đến với các môn học khoa học máy tính, đồng thời vẫn đảm bảo được kiến thức bắt buộc trong sách giáo khoa mới.
Trưởng nhóm Tiếp cận và tương tác số trực thuộc CODE, cô Huỳnh Thục Yến cho biết “Các buổi thảo luận đã thu hút gần 70 giáo viên từ 30 trường trung học. Chúng tôi hy vọng sẽ thiết lập thêm quan hệ hợp tác với những trường này trong năm nay và mở rộng các buổi đào tạo tới nhiều trường trên khắp Việt Nam hơn, để cả giáo viên và học sinh đều có thể thích ứng với chương trình mới và đạt kết quả học tập tốt hơn”.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận