Tương lai nào cho việc giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam
Ngày 30/3, các nhà hoạch định chính sách, những người có ảnh hưởng, nhà giáo dục hàng đầu và các bên liên quan trong lĩnh vực giảng dạy Tiếng Anh đã hội tụ tại Hà Nội để tham dự một hội thảo kéo dài hai ngày bàn về tương lai của việc dạy và học Tiếng Anh tại Việt Nam.
- Học theo chủ đề - Mô hình giảng dạy và học tập mới đầy sáng tạo
- Ngành giáo dục hướng đến mục tiêu giảng dạy trực tuyến chiếm một nửa thời lượng đào tạo
- TP.HCM đưa vào giảng dạy nội dung mới 'Smartphone trong đời sống xã hội'
Được tổ chức tại Học viên Ngoại giao Việt Nam từ ngày 30-31/3, hội thảo Diễn đàn Giảng dạy Tiếng Anh Việt Nam hướng tới mục tiêu hỗ trợ các cơ sở giáo dục ở Việt Nam trong quá trình định hướng giảng dạy Tiếng Anh trong thời kỳ hậu Covid-19.
Phát biểu tại Diễn đàn, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper nhận xét: “Tiếng Anh giờ đây được giới trẻ Việt Nam sử dụng rất rộng rãi. Chúng ta dễ nhận thấy các bạn trẻ Việt Nam sử dụng Tiếng Anh dường như mọi nơi, mọi lúc - trong lớp học, trên đường phố, và trong các trao đổi của họ với người dân ở các nước khác.”
Toàn cảnh hội thảo.
Đại sứ Marc Knapper cũng cam kết với các đại biểu tham dự hội thảo rằng Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ lĩnh vực giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam. “Chúng tôi nhận thức rằng sử dụng tốt ngoại ngữ sẽ là nền tảng cho các bạn trẻ đi tới thành công trong học tập và sự nghiệp. Chúng tôi tin rằng các nước có trình độ Tiếng Anh cao hơn sẽ thu hút được nhiều ngoại tệ hơn từ đầu tư và du lịch. Tiếng Anh sẽ mở ra vô vàn cơ hội cho các thế hệ mai sau”.
Diễn đàn Giảng dạy Tiếng Anh được Văn phòng Tiếng Anh Khu vực, Đại sứ quán Hoa Kỳ tài trợ, Phân hội Nghiên cứu và Giảng dạy Tiếng Anh, Đề án Ngoại ngữ Quốc gia và Học viện Ngoại giao đồng tổ chức. Hội thảo quy tụ những chuyên gia đầu ngành trong cộng đồng giáo dục Tiếng Anh ở Việt Nam để cùng nhận diện những xu hướng giáo dục ở Việt Nam, khu vực và thế giới, đồng thời thảo luận những thách thức và cơ hội đối với tương lai của dạy và học tiếng Anh trong thời gian tới.
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ và đại diện của các bộ ngành như Bộ Giáo dục, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, các Sở GD&ĐT, các trường đại học và cao đẳng nghề trọng điểm và các nhà quản lý doanh nghiệp có nhiều ảnh hưởng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận