Facebook đang trả thù lao cho báo in ‘thấp một cách không thích đáng’
Với lý do trên, Axel Springer - "Gã khổng lồ" truyền thông đứng sau tờ nhật báo Bild, tờ báo bán chạy nhất nước Đức và cũng là tờ báo hàng đầu châu Âu đã từ chối tham gia Facebook News.
- Facebook News - "Thuốc" chống tin giả ra mắt người dùng Anh
- Anh áp đặt cơ chế cạnh tranh mới cho Google, Facebook, ngăn chèn ép công ty nhỏ
- Áp dụng điều khoản mới liệu có khiến Facebook an toàn hơn?
Trước đó, hôm 1/3, Facebook cho biết sẽ ra mắt Facebook News tại Đức. Sản phẩm này được mạng xã hội gọi là "không gian riêng dành cho báo chí", xuất hiện lần đầu tại Mỹ và mở rộng sang Anh từ tháng 1.
Australia thông qua luật cho phép các hãng truyền thông đàm phán với những hãng công nghệ để trả tiền cho nội dung mà họ sản xuất đã khiến FaceBook "khó chịu". Ảnh minh họa
Theo Facebook, các tờ báo tuần Der Spiegel và Die Zeit nằm trong số các đối tác đầu tiên của Facebook News tại Đức. Các tờ nhật báo như Handelsblatt và Frankfurter Allgemeine Zeitung cũng đăng ký.
Tuy nhiên, Axel Springer – nhà xuất bản báo Die Welt và báo khổ nhỏ bán chạy nhất cả nước Bild – sẽ không tham gia Facebook News vì điều khoản tài chính. Nhà xuất bản này đang được công ty tư nhân KKR – đơn vị sở hữu các ấn phẩm điện tử như Business Insider – hỗ trợ.
Người phát ngôn của Axel Springer cho rằng việc một số nền tảng mong muốn trở thành thương hiệu tin tức nhưng lại trả thù lao “thấp một cách không thích đáng” cho nội dung của vài nhà xuất bản là “có vấn đề”.
Tháng trước, công ty Mỹ vừa đối đầu với Australia khi cấm người dùng tại đây xem và chia sẻ tin tức để phản đối dự luật truyền thông mới, gây ra làn sóng phản đối trên toàn cầu.
Bất đồng xảy ra do Australia thông qua luật cho phép các hãng truyền thông đàm phán với những hãng công nghệ để trả tiền cho nội dung mà họ sản xuất. Theo luật mới, các bên sẽ bước vào vòng trọng tài nếu không đạt được thỏa thuận.
Liên minh Châu Âu và Mỹ đang đối mặt với áp lực ngày một lớn từ các nhà xuất bản và giới phê bình công nghệ để áp dụng biện pháp tương tự Australia.
Trong khi đó, luật bản quyền mới tại châu Âu yêu cầu các công cụ tìm kiếm và nền tảng mạng xã hội chia sẻ doanh thu với nhà xuất bản nếu hiển thị nội dung của họ. Axel Springer cho biết đặt niềm tin vào việc thực thi quy định này để tất cả mọi nhà xuất bản được tham gia minh bạch và nhận thù lao xứng đáng.
Việc các trang mạng xã hội đang lấn sân vào thị trường tin tức cũng bắt nguồn từ nguyên nhân các tờ báo đã bị phụ thuộc, bị "bắt cóc" trong việc lan truyền nội dung tin tức.
Mặc dù Facebook đã chấp nhận trả tiền nhưng mối quan hệ vẫn chưa thực sự thỏa mãn cả hai bên và mâu thuẫn này cũng sẽ không thể giải quyết được trong "một sớm một chiều".
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận