Kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh
Phong cảnh luôn là 1 chủ đề ưa thích đối với bất kỳ nhiếp ảnh gia dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư nhưng để có một bức hình phong cảnh đẹp, sống động sẽ cần có những kỹ thuật có bản.
- 11 cách chụp ảnh phong cảnh
- Bắc Sơn mùa lúa chín sắc vàng xen lẫn trong mây
- Đồi chè Long Cốc điểm đến thú vị cho giới trẻ yêu nhiếp ảnh
Phong cảnh dường như là 1 chủ thể thiên nhiên chứa đựng vẻ đẹp và cảm hứng, thay đổi theo mùa. Vậy làm sao để bạn chụp được những bức ảnh phong cảnh sống động? Arena Multimedia xin chia sẻ cùng các bạn 1 số kỹ thuật chụp ảnh dưới đây:
Tạo chiều sâu
Khi bạn chụp ảnh phong cảnh, hãy cố gắng tạo chiều sâu cho bức ảnh bằng cách giữ các yếu tố khác biệt của ảnh vào trung tâm. Để làm được điều này, bạn cần điều chỉnh khẩu độ nhỏ, từ f/16 - f/22 để các chủ thể trong ảnh sẽ được chiếm vị trí nổi bật trong background sắc nét. Đặt máy ảnh trên giá đỡ để tránh tác động làm rung máy.
.
Ảnh: tốc độ màn sập 2/1; khẩu độ: f/32; tốc độ ISO: 100
Sử dụng lens góc rộng
Lens góc rộng được yêu thích trong chụp ảnh phong cảnh bởi chúng mang đến 1 góc nhìn thoáng đãng, tạo cảm giác không gian rộng mở. Chúng cũng mang đến chiều sâu và cho phép bạn điều chỉnh tốc độ màn sập nhanh hơn bởi có nhiều ánh sáng hơn. Chụp ảnh với khẩu độ f/16 sẽ làm cho cả tâm điểm và background sắc nét.
Ảnh: tốc độ màn sập 1/100; khẩu độ: f/16; tốc độ ISO: 100
Dùng filter ảnh
Để có được bức ảnh phong cảnh tốt nhất có thể, bạn nên tận dụng 2 filters (bộ lọc ánh sáng). Bộ lọc phân cực sẽ làm nổi bật sắc xanh với sắc trắng của những đám mây. Còn bộ lọc trung hòa sẽ ngăn cản ánh sáng vào máy ảnh.
Điều này sẽ giúp ích cho những lúc bạn chụp ngoài trời sáng khi máy ảnh không thể điều chỉnh với tốc độ màn sập chậm hơn (khi bạn muốn chụp khoảnh khắc chuyển động của mây hoặc dòng nước chẳng hạn)
Ảnh: tốc độ màn sập 1/90; khẩu độ: f/6.3; tốc độ ISO: 100
Chụp chuyển động
Nếu bạn muốn chụp dòng nước đang chảy xiết, bạn có thể tạo hiệu ứng nước trắng bằng cách chọn exposure (độ phơi sáng) dài: 1 là chế độ TV hoặc S (Shutter-Priority) và chọn exposure là 2 giây hoặc lâu hơn; hoặc 2 là chế độ AV (Aperture-Priority) và chọn khẩu độ nhỏ (khoảng f/32).
Nếu bạn chụp ngoài trời có nhiều ánh sáng, bạn phải dùng bộ lọc trung hòa để làm giảm bớt lượng ánh sáng máy ảnh phải chịu. Giá đỡ cũng nên được sử dụng với loại ảnh này để mọi thứ thật sắc nét
Ảnh: tốc độ màn sập 1/8; khẩu độ: f/18; tốc độ ISO: 160
Dùng nước như 1 tấm gương
Nước dưới nguồn sáng dịu nhẹ có thể mang đến những hiệu ứng phản chiếu tuyệt đẹp. Thời điểm thích hợp nhất cho loại ảnh này là trong 2 "giờ vàng": giờ đầu tiên sau lúc mặt trời mọc và giờ cuối cùng trước lúc mặt trời lặn. Đặt máy ảnh lên giá đỡ và chọn chế độ TV hoặc S (Shutter-Priority), tốc độ màn sập thấp và khẩu độ phù hợp. Nếu bạn muốn ảnh rõ nét, có thể đẩy ISO lên mặc dù ISO 125 đã là 1 điểm khởi đầu tốt
Ảnh: tốc độ màn sập 1/20; khẩu độ: f/8; tốc độ ISO: 125
Chụp ảnh phong cảnh cùng con người
Chụp ảnh phong cảnh không chỉ là về mỗi thiên nhiên, vậy tại sao không chụp cả người? 1 bức ảnh phong cảnh đẹp có thể bao gồm cả 1 đứa bé dễ thương hay 1 cô gái xinh đẹp đang chạy hoặc nhảy bên những bông hoa. Hẳn các bạn cũng đã nghe đến quy tắc bố cục 1/3 nên hãy đặt người vào vị trí lệch tâm
Ảnh: tốc độ màn sập 1/125; khẩu độ: f/11; tốc độ ISO: 200
Quy tắc 1/3
Để sử dụng quy tắc 1/3, hãy thử phân chia bức ảnh bằng 4 đường: 2 đường dọc và 2 đường ngang chia ảnh thành 9 khoảng bằng nhau. 1 vài bức ảnh sẽ thật tuyệt với điểm chính giữa tại trung tâm bức ảnh, nhưng nếu đặt chủ thể (điểm đắt trong khung ảnh) lệch tâm hoặc tại 1 trong những giao điểm của các đường thẳng có thể làm bức ảnh trở nên đặc biệt thú vị và dễ chịu hơn đối với mắt nhìn
Kỹ thuật chụp ảnh
Khi chụp ảnh phong cảnh ban ngày, bạn nên dùng khẩu độ nhỏ hơn (f/22) để chụp được bức ảnh siêu rõ nét. Nếu bạn đang chụp những chuyển động của nước, con người hoặc các loài chim, hãy dùng bộ lọc ánh sáng để làm giảm bớt lượng sáng. Giá đỡ máy ảnh nên được sử dụng khi chụp ảnh phong cảnh.
Đặc biệt khi bạn chụp ngoài trời nắng, bạn nên dùng nắp bảo vệ lens để tránh cháy sáng. Thêm nữa, có thể dùng bộ lọc trung hòa hoặc phân cực để giảm phản chiếu và làm nổi bật bầu trời. Sử dụng flash cũng có thể giúp bức ảnh của bạn đẹp hơn nhờ làm sáng những khu vực tối khi bạn chụp gần
Lời kết: chụp ảnh phong cảnh luôn là 1 niềm yêu thích đối với các nhiếp ảnh gia khi họ có thể dành thời gian cho những hoạt động ngoài trời cùng với thiên nhiên. Tuy nhiên, bạn cần có sự kiên nhẫn để chờ đến khoảnh khắc ánh sáng và những điều kiện khác thích hợp, và những gì bạn nhận lại sẽ rất xứng đáng.
Như vậy, cùng với những kỹ thuật chụp ảnh trên cùng với sự kiên nhẫn chờ đợi, Arena Multimedia hi vọng bạn sẽ có được những bức ảnh phong cảnh ấn tượng nhất của mình.
Theo Arena - multimedia.vn
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận