Android 12 có đáng để người hâm mộ mong chờ?
Sau một thời gian dài xuất hiện dưới dạng tin đồn, Android 12 đã chính thức ra mắt với nhiều tính năng cải tiến so với thế hệ tiền nhiệm là android 11 để nâng cấp trải nghiệm của người dùng những chiếc Smart phone sở hữu hệ điều hành này.
- "Cha đẻ Android" tiết lộ mẫu smartphone mới với thiết kế độc lạ
- Android 11 cuối cùng sẽ có một tính năng quan trọng mà iPhone đã có gần 10 năm
- 10 smartphone Android mạnh nhất tháng 11, Note 10+ xếp thứ 9
Bản cập nhập hệ điều hàng Android 12 cho các lập trình viên.
Đối với Android 11 và Android 12, Google đã chọn hệ thống số và loại bỏ cách đặt trên dựa trên một số món ăn tráng miệng như Android Pie. Android 12 được bổ sung thêm rất nhiều tính năng mới, với một trong số đó Google dường như đã mượn từ hệ điều hành iOS 14 của Apple. Hiện Google vẫn chưa công khai tất cả các tính năng mới có trong Android 12, nhưng dưới đây là sơ lược về bản cập nhật mới của Android 12.
Android 12 sẽ nâng cao bảo mật hơn
Đúng như những gì đã rò rỉ từ trước, Android 12 được tích hợp một số tính năng tập trung vào quyền riêng tư. Cũng giống như iOS 14, Android 12 sẽ hiển thị biểu tượng trên thanh trạng thái khi máy ảnh và micro được sử dụng. Nhấn vào biểu tượng này, người dùng sẽ biết được những ứng dụng nào đang hoặc đã truy cập vào máy ảnh và micro.
Android 12 sẽ hiển thị biểu tượng trên thanh trạng thái khi máy ảnh và micro được sử dụng.
Android 12 cũng được bổ sung thêm một tab Bảo mật trong Cài đặt. Tab này cho phép người dùng chặn hoàn toàn quyền truy cập vào máy ảnh, micro hoặc vị trí một cách dễ dàng.
Cùng với đó Android 12 cũng có một trình quản lý quyền mới, nơi người dùng có thể xem những ứng dụng nào đang truy cập vào máy ảnh, micro, vị trí... và cho phép người dùng bật hoặc tắt quyền sử dụng.
Quản lý lưu trữ ứng dụng thông minh hơn
Bạn đã phát chán với cảnh các ứng dụng chiếm rất nhiều dung lượng nhưng không thể gỡ được chúng? Tính năng App Hibernation có thể đóng một vai trò nòng cốt trong việc giúp Android 12 quản lý những ứng dụng này.
Tính năng này đã được có mặt trong Android Open Source Project (AOSP), nó cho phép hệ điều hành xóa cache của những ứng dụng đang được dán mác “hibernating”.
Quản lý hai ứng dụng với một tác vụ
Google không hề quay lưng với những người sử dụng đa nhiệm nhiều trên Android 12. Bằng chứng cho thấy công ty đang phát triển một tính năng có tên là App Pairs. Tính năng này sẽ cho phép ngoài dùng quản lý hai ứng dụng đang mở trong menu Recents với chỉ một tác vụ.
Android Runtime dưới dạng mô-đun Mainline
Đây có thể là một trong những tính năng mới lớn nhất của Android 12. Google đang lên kế hoạch biến Android Runtime (ART) thành mô-đun Mainline. Về mặt lý thuyết, điều này sẽ cho phép Google đẩy các bản cập nhật lớn của ART thông qua Play Store. Nó giúp cải thiện tốc độ cập nhật, giúp quá trình diễn ra liền mạch hơn giữa các nhà sản xuất.
Chế độ mạng hạn chế
Chế độ quản lý mạng có thể xuất hiện trên Android 12. Nó sẽ cung cấp cho hệ điều hành nhiều quyền kiểm soát hơn đối với những ứng dụng có thể truy cập Internet.
Thao tác chạm 2 lần Pixel
Khi Android 11 phiên bản Developer Preview ra mắt, nó đã tích hợp một tính năng chạm hai lần tiện lợi có thể được kích hoạt khi người dùng thực hiện một số công việc. Nó cho phép người dùng điện thoại Pixel kiểm soát phần cứng hoặc khởi chạy ứng dụng bằng cách chạm hai lần vào mặt sau của điện thoại.
Đây là một cách hữu ích để truy cập các tính năng quan trọng mà không cần chạm vào màn hình. Tuy nhiên, nó không hề xuất hiện trên bản Android 11 chính thức. Vì thế chúng ta có thể chờ mong tính năng này quay trở lại trên Android 12.
Chia sẻ mật khẩu Wifi qua Nearby Share
Nearby Share xuất hiện vào giữa năm 2020, cho phép các thiết bị chạy Android 11 chia sẻ được mọi thứ giống như chức năng của AirDrop trên các sản phẩm của Apple. Bây giờ, có khả năng tính năng này có thể được sử dụng để chia sẻ mật khẩu Wi-Fi với người dùng ở trong cùng một khu vực.
Material Design “3.0”
Vào năm 2014, Google đã công bố Material Design, một ngôn ngữ thiết kế nhằm thống nhất tất cả các sản phẩm của mình, bao gồm cả Android. Cuối cùng, nó đã tung ra một phiên bản cập nhật của Material Design mà các nhà phát triển thường gọi là Material Design 2.0 (mặc dù Google chưa bao giờ đặt tên chính thức cho nó). Bây giờ, theo các tài liệu do XDA thu được, có vẻ như một phiên bản mới của Material đang được thực hiện
Chế độ một tay
Điện thoại càng ngày càng lớn, điều này có nghĩa sử dụng điện thoại bằng 1 tay sẽ vô cùng khó khăn. Vì thế, có lẽ tính năng sử dụng một tay sẽ có mặt trên Android 12. Theo XDA, Google đang đẩy khung cho chế độ một tay lên AOSP.
Tự động xoay dựa trên khuôn mặt
Khi bạn xoay điện thoại sang chế độ ngang, nó thường sẽ tự động xoay nội dung trên màn hình cho bạn. Điều này có thể dựa trên cảm biến con quay hồi chuyển trong điện thoại (tùy thuộc vào cài đặt của bạn). Nó cũng có thể xảy ra thông qua các lần nhấn nút thủ công hoặc thậm chí thông qua cài đặt trong các ứng dụng cụ thể.
Một phương pháp mới để cảm biến xoay tự động có thể xuất hiện với Android 12, có vẻ là độc quyền trên điện thoại Pixel. Theo thông tin rò rỉ, tính năng mới này sẽ sử dụng hướng khuôn mặt của bạn để xác định xem chế độ phong cảnh hay chân dung phù hợp hơn.
Chụp màn hình kéo dài
Bắt đầu với vấn đề được quan tâm nhiều nhất trên AMA - tính năng chụp màn hình kéo dài trên Android. Tính năng này đã được gợi ý xuất hiện trên các bản hoàn thiện đầu tiên của Android 11 Beta, nhưng Google nhanh chóng gạt chúng đi và hoàn toàn không có cơ hội xuất hiện trên bản chính thức. Theo Google, họ vẫn đang hoàn thiện chức năng ấy.
Google rõ ràng đang thiết kế tính năng này thành một API mà các nhà phát triển app có thể ứng dụng. Tuy nhiên vấn đề này, chụp màn hình kéo dài không cần đến một API. Nó có thể chỉ là một tính năng mở rộng được cài đặt vào hệ thống.
Khi ảnh màn hình được chụp, các ứng dụng sẽ tùy ý sử dụng. Các công ty như Samsung và OnePlus đã hỗ trợ tính năng này nhiều năm, nhưng vì lý do nào đó, Google vẫn ngó lơ.
Có lẽ chúng ta nên cầu nguyện đến Android 12, chụp màn hình kéo dài sẽ thực sự xuất hiện.
Cải thiện sao lưu đám mây
Hệ thống sao lưu đám mây của Google cho Android chỉ dừng ở mức ổn nên chắc chắn sự cải thiện là điều vô cùng cần thiết. May thay, trong AMA lần này Google nói họ đã bắt tay vào thực hiện việc này.
Chúng ta có một vài thông tin như sau:
- Dữ liệu có thể được xem và quản lý trên nhiều thiết bị khác nhau.
- Giới hạn dung lượng 25MB có thể được cải thiện.
- Google không có kế hoạch thực hiện các giải pháp sao lưu tập trung nhiều trên máy tính.
Giới hạn nhiều hơn các ứng dụng chạy ngầm
Trong nhiều năm nay, Google chưa có động thái nào đặc biệt liên quan đến ứng dụng chạy ngầm, mặc dù đây là vấn đề vô cùng nhức nhối đối với người dùng. Tuy nhiên, trong AMA lần này, Google nói rằng họ đã ý thức được rắc rối người dùng đang gặp phải và đang liên tục làm việc để cải thiện cũng như khắc phục vấn đề.
Rất nhiều cập nhật trên Android 11 được hi vọng sẽ làm giảm thiểu được vấn đề, ví dụ như yêu cầu các nhà phát triển phải cảnh báo người dùng về ứng dụng chạy ngầm hoặc thêm API mới cho phép nhà phát triển biết vì sao ứng dụng của họ bị ngắt. Đây mới là những bước nhỏ cho thấy Google rất quan tâm đến vấn đề này.
Mặc dù chúng ta vẫn chưa có một chức năng nào đó cụ thể và hoàn thiện nhưng hoàn toàn có quyền mong chờ nó trong tương lai.
Cải thiện trải nghiệm của giao diện người dùng bên thứ ba
Giao diện người dùng là cách hay nhất nếu bạn muốn tùy chỉnh thiết bị Android của mình. Tuy nhiên trên Android 10, chúng hoạt động không hề ổn định, đặc biệt là khi dùng cùng các cử chỉ điều hướng.
May mắn là chúng ta đã nhận được lời hồi đáp từ Google, họ đã cải thiện một phần trên Android 11 và nói người dùng nên mong đợi nhiều hơn trong tương lai.
Tổng kết
Có thể nói Android 12 là một trong những phiên bản lột xác tiếp theo bởi hệ điều hành này hứa hẹn sẽ có rất nhiều tính năng đáng chú ý mà chúng ta không nên bỏ qua.
Mình rất mong Google có thể tiếp tục phát huy nhiều tính năng thiết thực hơn để cải thiện cho đứa con tinh thần của mình, biến Android trở thành một hệ điều hành dần hoàn thiện hơn, loại bỏ những khuyết điểm hiện hữu từ trước đến nay.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận