Samsung sản xuất điện thoại Made in China để cạnh tranh với Huawei và Xiaomi
Samsung có kế hoạch thuê nhà thầu Trung Quốc sản xuất 60 triệu điện thoại thông minh để cạnh tranh với các đối thủ giá rẻ hiện nay như Huawei và Xiaomi.
- Lợi nhuận quý III/2019 của Samsung đạt hơn 53 tỷ USD
- "Mổ ruột" soi nội thất Samsung Galaxy Note10 + 5G
- Galaxy Fold giá gần 2000 USD và những cảnh báo từ Samsung
Theo SEOUL (Reuters) - Samsung có kế hoạch thuê ngoài 1/5 sản lượng sản xuất điện thoại thông minh trên tổng 300 triệu thiết bị của họ sang nhà thầu ODM Trung Quốc như Wingtech vào năm tới để có thể giúp hãng cạnh tranh với các đối thủ giá rẻ như Huawei và Xiaomi nhưng có lẽ đây lại là một chiến lược đầy rủi ro.
Samsung Electronics đã đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng tại Trung Quốc vào tháng 10 và lặng lẽ chuyển một số mẫu điện thoại thông minh Galaxy A sang nhà thầu Wingtech sản xuất.
Wingtech Technology là một nhà máy điện tử được thành lập năm 2006, chuyên về sản xuất, lắp ráp smartphone cho các thương hiệu lớn của Trung Quốc như Huawei, Oppo, Xiaomi. Sản phẩm do Wingtech tạo ra có tính cạnh tranh cao nhờ việc sản xuất với quy mô lớn, chi phí thấp, tạo ra nguồn sản phẩm điện thoại giá rẻ.
Các nguồn tin từ một số nhân sự của nhà máy Samsung Electronics đã đóng cửa tại Trung Quốc cho biết, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đang có kế hoạch nhờ các công ty ODM của Trung Quốc sản xuất và vận chuyển 60 triệu điện thoại thông minh chiếm 1/5 trên tổng số 300 triệu thiết bị vào năm tới để cung cấp trên thị trường.
Công ty nghiên cứu Counterpoint cho biết, những công ty ODM như Wingtech có thể cung cấp toàn bộ thành phần, phụ kiện để sản xuất ra điện thoại thông minh chỉ với giá 100-250 USD.
Bên cạnh đó, các linh kiện cần thiết mà các công ty ODM này mua với giá thấp hơn từ 10 - 15% so với các thương hiệu lớn có nhà máy riêng ở Trung Quốc. Đối với một số linh kiện, WingTech có thể mua với giá thấp hơn tới 30% so với Samsung Electronics mua để lắp ráp tại Việt Nam, nơi có đến 3 nhà máy sản xuất điện thoại thông minh, tivi và các thiết bị gia dụng.
Các nhà phê bình về chiến lược của Samsung khẳng định: Với kế hoạch này có thể khiến Samsung có nguy cơ mất kiểm soát chất lượng và làm suy yếu chuyên môn sản xuất của mình bằng cách thuê ngoài.
Samsung có thể không đủ khả năng cho một cuộc khủng hoảng thứ 2 về chất lượng sản phẩm sau khủng hoảng về sự cố Galaxy Note 7 hàng đầu của mình vào năm 2016 sau khi nhận được báo cáo về những chiếc điện thoại đắt tiền đang bốc cháy.
Nhưng với lợi nhuận ít ỏi từ điện thoại thông minh, những người từng lập kế hoạch, chiến lược của Samsung cho biết, hiện tại Samsung không có nhiều sự lựa chọn ngoài việc theo dõi các đối thủ và sử dụng các sản phẩm ODM của Trung Quốc để giảm chi phí và đây là một chiến lược không thể tránh khỏi.
Về phía Samsung, trong một tuyên bố với Reuters rằng họ đã sản xuất các dòng điện thoại thông minh, bên ngoài các nhà máy của mình để mở rộng danh mục đầu tư hiện có. Tuy nhiên, họ từ chối cho biết có bao nhiêu điện thoại thông minh được sản xuất bởi các ODM và số lượng trong tương lai vẫn chưa được xác định.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận