Lý do gì khiến Mitsubishi rút khỏi nhà máy nhiệt điện than ở Bình Thuận?
Theo Nikkei Asia, đây là lần đầu tiên Mitsubishi rút khỏi dự án nhiệt điện than và tập đoàn này cũng sẽ không xây dựng bất kỳ nhà máy mới về nguồn nhiên liệu này sau dự án Vũng Áng 2.
Tại Bình Thuận, cụm nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân với nhiều nhà máy đang hoạt động.
Cụ thể, tạp chí Nikkei Asia thông tin dự án nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 tách biệt với nhà máy điện than Vũng Áng 2 tại Hà Tĩnh mà Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam cùng hợp tác. Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 3 dự kiến đi vào hoạt động năm 2024.
Theo Nikkei Asia, OneEnergy - một liên doanh của Mitsubishi và Tập đoàn CLP của Trung Quốc, nắm giữ 49% cổ phần trong dự án nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 trị giá 2 tỉ USD.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 29%. Hiện các công ty Trung Quốc đang xử lý việc thu mua vật liệu, xây dựng và giao thiết bị.
Trong số các ngân hàng đứng sau Vĩnh Tân 3 có Ngân hàng Công thương Trung Quốc, còn Standard Chartered và HSBC đã rút vốn.
Theo Nikkei Asia, đây là lần đầu tiên Mitsubishi rút khỏi dự án nhiệt điện than và tập đoàn này cũng sẽ không xây dựng bất kỳ nhà máy mới về nguồn nhiên liệu này sau dự án Vũng Áng 2.
Thay vào đó, tập đoàn này có kế hoạch góp phần phát triển các dự án điện ít gây hại cho môi trường, bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng và năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời.
Tại dự thảo Quy hoạch điện VIII vừa mới được Bộ Công thương công bố, dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 3 được nhắc đến là dự án nguồn điện ngoài EVN, nằm trong số 116 dự án nguồn chậm tiến độ so với quy hoạch.
Lý giải về điều này, Bộ Công thương thông tin dự án BOT Vĩnh Tân 3 cùng các dự án Vân Phong 1, Nghi Sơn 3, Vũng Áng 2, Nam Định 1... đang chậm tiến độ do thời gian chuẩn bị đầu tư, đàm phán bộ hợp đồng BOT kéo dài.
Trước đó, Mitsubishi đã công bố đầu tư 2 dự án BOT nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 có công suất 1.200MW và Vĩnh Tân 3 công suất 1.980MW.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận