Mobile Money và Ví điện tử có phải là đối thủ cạnh tranh trên thị trường thahn toán điện tử?
Bị nhầm tưởng là hai sản phẩm tương đồng khi cùng là dịch vụ thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và có nguy cơ trở thành đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên với hai phân khúc khác nhau về đối tượng phục vụ nên hai dịch vụ này còn là sự bổ trợ cho nhau khi áp dụng trong thực tế.
- Mobile Money - "Mũi tên trúng nhiều đích" trong xây dựng Chính phủ số
- Mobile Money là dịch vụ thanh toán không tiền mặt cho đối tượng nào ở Việt Nam?
- Mobile Money - Giải pháp để không ai bị bỏ lại phía sau trong thời đại 4.0
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm Mobile Money, một sản phẩm tiềm năng của thị trường Fintech, thời gian thí điểm trong 2 năm, tính từ ngày 9/3.
Mobile Money giúp đỡ người dùng thanh toán, giao dịch các dịch vụ tài chính trên nhiều lĩnh vực y tế, giáo dục, an sinh xã hội... chỉ thông qua một chiếc điện thoại. Vì vậy, nhiều người dự đoán rằng Mobile Money sẽ trở thành một đối thủ lớn của các ví điện tử.
Mobile Money và Ví điện tử được dự đoán trở thành đối thủ cạnh tranh.
Những trên thực tế giữa Mobile Money và Ví điện tử có loại hình hoạt động khác nhau, từ đó tạo nên những phân khúc khách hàng cũng rất khác nhau.
Mobile Money sẽ rất phù hợp với người dân ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là những nơi hệ thống tài chính ngân hàng chưa phát triển, người dân chưa hoặc không có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhu cầu giao dịch số tiền không quá lớn.
Ngược lại Ví điện tử sẽ tiếp cận với nhiều người tiêu dùng ở những thành phố lớn, hiện đại, có hệ thống ngân hàng phát triển và nhu cầu giao dịch số tiền cao hơn.
Sở dĩ có sự khác nhau về phân khúc khách hàng trên vì Ví điện tử là một tài khoản điện tử thường được tích hợp vào ứng dụng điện thoại, được xem như một ví đựng tiền lẻ giúp người dùng thanh toán tại các điểm chấp nhận offline và online. Bất kỳ ai có tài khoản ngân hàng (liên kết với ví điện tử) và một chiếc điện thoại smartphone đều có thể sử dụng và giao dịch bằng ví điện tử.
Trong khi đó, Mobile Money là tài khoản điện tử được mở dựa trên thuê bao di động, cũng dành cho thanh toán hàng hóa, dịch vụ giá trị nhỏ. Tuy nhiên, người dân không cần phải có tài khoản ngân hàng cũng có thể đăng ký và dùng dịch vụ tiền di động với điều kiện sử dụng SIM chính chủ.
Người dùng có thể nạp, rút tiền vào tài khoản Mobile Money bằng các phương thức truyền thống như qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử. Ngoài ra, dịch vụ này còn cho phép người dùng nạp rút tiền trực tiếp tại các điểm giao dịch của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Mobile Money.
Điểm khác biệt lớn nhất là dịch vụ Mobile Money không yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng mới được sử dụng và thanh toán như ví điện tử. Bù lại, hạn mức giao dịch hàng tháng bằng tiền di động chỉ 10 triệu đồng trong khi hạn mức của ví điện tử gấp 10 lần con số này - 100 triệu đồng một tháng. Tiền dùng để giao dịch thanh toán của Mobile Money chính là số tiền trong tài khoản di động của bạn.
Về nguyên tắc, Mobile Money không được làm phát sinh lượng tiền tệ, số tiền mà công ty viễn thông nhận được khách hàng phải được nạp tương ứng theo tỷ lệ 1:1.
Vì vậy, 100 đồng mua thẻ cào sẽ được 100 đồng trong ví, không thể 90 đồng mua thẻ cào được 100 đồng trong ví như hiện nay. Vì vậy, tiền dùng để giao dịch thanh toán của Mobile Money chính là số tiền trong tài khoản di động của bạn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận