Nhật Bản điều khiển robot phẫu thuật bằng nền tảng kết nối 5G đầu tiên trên thế giới
Trong nghiên cứu mới được công bố cho thấy, Nhật Bản đã thành công bước đầu trong việc sử dụng mạng 5G để điều khiển robot thực hiện ca phẫu thuật từ xa đầu tiên tại đất nước Mặt trời mọc.
Theo nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kobe (Nhật Bản) đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng công nghệ mạng di động tốc độ cao 5G để thực nghiệm ca phẫu thuật từ xa thông qua robot Hinotori do nước này chế tạo.
Mặc dù trước đây robot hỗ trợ phẫu thuật Hinotori đã thành công trong các ca phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư, nhưng các bác sỹ vẫn cần có mặt tại phòng mổ để thực hiện các thao tác.
Với việc sử dụng mạng viễn thông thế hệ thứ 5 điều khiển robot phẫu thuật thành công sẽ mở ra xu thế mới cho mạng di động này.
Tuy nhiên, trong thử nghiệm lần này, các nhà khoa học Nhật Bản đã thành công trong việc thử nghiệm sử dụng công nghệ 5G của công ty truyền thông NTT Docomo để tiến hành bóc tách từ xa mẫu giả lập mạch máu thành bụng bệnh nhân.
Ngày 16/4, nhóm nghiên cứu cho biết trong quá trình thử nghiệm không xuất hiện độ trễ về truyền tải hình ảnh trên dòng thời gian thực cũng như độ trễ thao tác của robot so với chỉ định.
Trong thời gian tới, các thử nghiệm tương tự sẽ được tiến hành nhiều lần để giải quyết các vấn đề còn tồn tại như khả năng thay đổi tốc độ truyền tải hình ảnh, an ninh thông tin.
Theo Hiệu trưởng trường Đại học Kobe, ông Fujisawa Masato, mục tiêu ban đầu của thử nghiệm này là nhằm giúp các bác sỹ có tay nghề cao có thể hỗ trợ từ xa cho các bác sỹ đang phẫu thuật cho bệnh nhân khi gặp tình huống bất ngờ ngoài tầm xử lý. Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thử nghiệm trên động vật, sau đó tiến tới nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người.
Từ trước đến nay, các phương thức truyền tải thông tin có thể đảm bảo ổn định đường truyền giữa các trạm phát sóng với nhau. Tuy nhiên, chất lượng kết nối giữa các trạm phát sóng với các bệnh viện tại Nhật Bản lại không đồng đều, trong khi việc xây dựng đường truyền chuyên dụng lại quá tốn kém.
Việc ứng dụng mạng 5G đang được triển khai rộng rãi là giải pháp có tính thực tế và hiệu quả hơn để hiện thực hóa xu hướng khám chữa bệnh từ xa trong tương lai.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận